Đi chân trần trên bãi biển và kết cục đau đớn đến không tưởng

author 14:55 31/01/2018

(VietQ.vn) - Một cặp đôi đã bị nhiễm ấu trùng giun móc khiến gây ngứa, sưng, phát ban và nổi mụn nước sau khi đi chân trần trên bãi biển.

Báo Người lao động dẫn nguồn tin từ tạp chí Forbes, chị Katie Stephens, 22 tuổi và anh Eddie Zytner, 25 tuổi đã tới khu nghỉ mát IFA Villas Bavaro ở thị trấn Punta Cana - Cộng hoà Dominica để nghỉ dưỡng. Khi đi dạo trên bãi cát, họ đi chân trần và sau đó cảm thấy chân bị ngứa ngáy. Ban đầu, cặp đôi nghĩ rằng họ bị bọ chét cắn. Nhưng thời điểm anh Zytner và chị Stephens quay trở về TP Windsor, tỉnh Ontario – Canada sau kỳ nghỉ kéo dài 1 tuần, anh Zytner nhận thấy bàn chân mình bắt đầu sưng to và cảm thấy đau. Cả chị Stephens cũng gặp tình trạng tương tự.

Đi chân trần trên bãi biển và kết cục đau đớn đến không tưởng

Anh Zytner và chị Stephens và bà chân bị nhiễm ấu trùng giun móc. Ảnh: Forbes

Cuối cùng, họ biết mình đã bị nhiễm ấu trùng giun móc - thường tồn tại trong ruột chó hoặc mèo. Những ấu trùng này có thể đã bám vào chân của hai người khi họ đi dạo trên bãi cát, sau đó gây ngứa, sưng, phát ban và nổi mụn nước.

Anh Zytner và chị Stephens đã phải dùng thuốc ivermectin để điều trị. Loại thuốc này cùng với albendazole được dùng thông qua đường miệng. Ngoài ra, các bác sĩ cho biết bệnh nhân cũng có thể sử dụng kem thiabendazole để bôi trực tiếp vào vùng da bị nhiễm ấu trùng.

Chị Stephens chia sẻ cơ quan y tế Canada từ chối cung cấp thuốc cho họ vì đánh giá "trường hợp này không mấy nghiêm trọng". Mẹ của anh Zytner phải lái xe tới TP Detroit để mua ivermectin cho hai người. Sau khi dùng thuốc, cập đôi vẫn đang chống nạng và sẽ cần gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.

Hà Tĩnh: 5 cơ sở bị phạt vì vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm(VietQ.vn) - Lực lượng chức năng tỉnh Hà Tĩnh vừa tiến hành kiểm tra đột xuất 20 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, qua đó phát hiện 5 cơ sở vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Theo lời khuyên từ các chuyên gia, mọi người không nên đi chân trần ở các vùng nhiệt đới nhằm đề phòng nguy cơ nhiễm giun móc. Nếu bắt buộc phải đi chân trần, hãy quan sát xung quanh và hạn chế để chân bị xước hoặc bị các loài động vật như nhện, rắn, bò cạp... cắn.

Trao đổi trên tờ Tri thức trực tuyến, các bác sỹ cho biết, tại Việt Nam, bệnh giun sán hiện có rất nhiều loại, trong đó có các loại hay gặp ở Việt Nam là sán lá gan lớn, giun đầu gai, giun lươn, giun đũa chó/mèo (sán chó), amíp, sán máng, sán gạo heo và sán lá phổi (Paragonimus).

Khi xâm nhập vào cơ thể người, chúng không phát triển ngay thành những con giun nhỏ, mà tiếp tục tồn tại dưới dạng ấu trùng, hình thành những khối u di chuyển được trong da và mô mềm, thường xuất hiện ở mặt, mu bàn tay, lưng, mông, bụng…
Khối u này dần chuyển thành một nốt nhỏ hoặc một khối phù nề, gây ra những tổn thương đối với hệ thần kinh trung ương như làm rối loạn tri giác, liệt nửa người, hôn mê.

Ngoài ra, ấu trùng còn có thể di chuyển vào nội tạng như gan, phổi, gây đau bụng, ho, đau ngực, khó thở. Nếu chúng di chuyển vào mắt thì sẽ gây xuất huyết, giảm thị lực, dẫn đến mù lòa. Còn khi chúng chui vào hốc tai, hốc mũi sẽ gây ra hiện tượng nhức tai, viêm mũi.

Mỗi loại giun sán sẽ gây một sức tàn phá khác nhau trong cơ thể. Chúng có thể ăn lên não, cơ tim, mắt hoặc chỉ gây ngứa, mủ và viêm da. Biểu hiện rõ ràng dễ nhận thấy nhất khi bị giun sán là ngứa da.

Minh Châu (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang