Dịch corona dự đoán tác động tồi tệ hơn nhiều lên ngành hàng không so với đại dịch SARS

authorKhánh Hồng 10:30 06/02/2020

(VietQ.vn) - Sự thiệt hại do dịch virus corona gây ra đối với ngành hàng không toàn cầu có thể tồi tệ hơn so với đại dịch SARS năm 2003.

Ngành công nghiệp hàng không toàn cầu đang phải đối mặt với tổn thất tài chính lớn khi ngày càng nhiều hãng hàng không hủy chuyến bay đến Trung Quốc vì sự bùng phát của coronavirus. “Cú đánh” rất có thể sẽ tồi tệ hơn thiệt hại do dịch SARS năm 2003 gây ra.

Sự bùng phát của căn bệnh này đã giết chết 492 người trên toàn thế giới, chủ yếu ở Trung Quốc và đã lây nhiễm cho hơn 24.500 người trên 25 quốc gia.

Để phòng dịch, hơn chục hãng hàng không lớn đã hủy các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc đại lục. Một số quốc gia cũng đã cấm nhập cảnh đối với người Trung Quốc, trong khi các quốc khác khuyến cáo công dân không nên đi du lịch đến Trung Quốc, hoặc rời đi nếu có thể.

Lần cuối cùng ngành hàng không phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kiểu này là vào năm 2003, khi dịch SARS gây thiệt hại cho các hãng hàng không châu Á Thái Bình Dương 6 tỷ đô la doanh thu, theo Cơ quan Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA).

 Ngành hàng không toàn cầu bị ảnh hưởng bởi dịch corona.

Các nhà phân tích nói rằng các hãng hàng không Bắc Mỹ đã mất 1 tỷ đô la, trong khi các hãng hàng không châu Âu lại “bình an vô sự”. Phải mất tới chín tháng để lưu lượng hành khách quốc tế trở lại bình thường”, IATA nói.

Dịch corona "chắc chắn" sẽ khiến thiệt hại vượt qua con số 7 tỷ đô la SARS”, Ivan Su, một nhà phân tích của công ty dịch vụ tài chính Morningstar, cho biết.

Ngành hàng không toàn cầu, tạo ra doanh thu 838 tỷ đô la vào năm ngoái, sẽ mất nhiều tiền hơn trong khoảng thời gian này vì nhiều lý do.

Số lượng khách du lịch hàng không Trung Quốc đã tăng vọt kể từ năm 2003. Các hãng hàng không Trung Quốc và toàn ngành hiện nay lớn hơn rất nhiều so với trước. Và việc đình chỉ chuyến bay cũng như hạn chế du lịch có thể kéo dài lâu hơn so với dịch SARS sẽ ảnh hưởng đến các hãng hàng không quốc tế.

Khoảng 660 triệu hành khách Trung Quốc đã đi du lịch bằng đường hàng không vào năm 2019 - nhiều hơn bảy lần so với năm 2003, theo Tân Hoa Xã và Fitch. Phần lớn các chuyến đi là du lịch trong nước. Sự bùng nổ ở Trung Quốc vượt xa sự gia tăng số lượng hành khách toàn cầu, tăng từ 1,7 tỷ năm 2003 lên 4,2 tỷ vào năm 2018, theo Ngân hàng Thế giới.

Khi SARS tấn công, lưu lượng hành khách toàn cầu đã giảm 18,5% trong tháng 4 năm 2003 so với một năm trước đó, với mức giảm gần 45% ở châu Á-Thái Bình Dương, cơ quan xếp hạng Fitch cho biết trong một báo cáo cuối tuần.

Lần này, sự sụt giảm có thể tồi tệ hơn nhiều. Sự bùng phát của coronavirus cũng giống như Trung Quốc đang chuẩn bị cho Tết Nguyên đán, ngày lễ quan trọng nhất. Hàng triệu kế hoạch du lịch của người Trung Quốc đã bị hủy bỏ khi Bắc Kinh thực hiện một bước phi thường là đặt toàn bộ các thành phố trong tình trạng cách ly để ngăn chặn virus. Các quan chức cho biết tháng trước rằng du lịch hàng không vào ngày đầu tiên của kỳ nghỉ đã giảm hơn 41% so với một năm trước.

Bên cạnh Tết Nguyên đán, Trung Quốc cũng trở nên quan trọng hơn nhiều đối với ngành hàng không toàn cầu.

Trung Quốc hiện là thị trường hàng không dân dụng lớn thứ hai thế giới, sau Hoa Kỳ, thu về 1,06 nghìn tỷ nhân dân tệ (151 tỷ USD) doanh thu năm ngoái, theo Tân Hoa xã.

Các hãng hàng không lớn của Trung Quốc như Air China ( AIRYY ), China Southern ( ZNH ) và China Eastern ( CEA ) "đã tăng gấp năm đến sáu lần so với năm 2003”, Shukor Yusof, người đứng đầu công ty tư vấn hàng không Endau Analytics tại Malaysia, cho biết.

China Southern, hãng hàng không lớn nhất của đất nước, đã báo cáo doanh thu 43,7 tỷ nhân dân tệ (6,2 tỷ USD) trong quý 3 năm ngoái. Để so sánh, Delta (DAL) – hãng hàng không hàng đầu của Mỹ - đã báo cáo doanh thu 12,6 tỷ đô la trong cùng kỳ.

Ngoài ra, việc hạn chế đi lại trên diện rộng cũng sẽ đè nặng lên các hãng vận tải quốc tế.

"Các hãng hàng không bị ảnh hưởng nhiều hơn ngày hôm nay bởi vì Trung Quốc là nền kinh tế lớn của thế giới", Yusof nói và cho biết việc hủy chuyến bay được thực hiện bởi American Airlines (AAL), Air Canada (ACDVF) , British Airways và các hãng khác là "chưa từng có."

Alicia Garcia Herrero, chuyên gia về thị trường Châu Á Thái Bình Dương tại Natixis cho biết: "Sự bùng phát này sẽ tồi tệ hơn vì các lệnh cấm du lịch đã bắt đầu sớm và có vẻ như chúng sẽ còn hiệu lực trong một thời gian dài".

 Khánh Hồng (theo CNN)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang