Cấm công chức làm việc cho tổ chức nước ngoài, sao viên chức lại không?

author 07:27 29/07/2014

(VietQ.vn) - Nhiều ý kiến tỏ ra thắc mắc tại sao viên chức trong khu vực công lại được nới quyền hơn so với công chức?

Từ tháng 9 tới đây, sẽ có 6 nhóm đối tượng không được phép làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Theo đó cán bộ công chức thuộc 1 trong 6 nhóm đối tượng không được phép làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm:

Tiếp theo đó là các đối tượng như: sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ, công nhân, viên chức, công chức quốc phòng trong Quân đội nhân dân Việt Nam; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ, sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn kỹ thuật, học viên, công nhân, viên chức, công chức trong Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu.

Cán bộ công chức là 1 trong 6 nhóm đối tượng không được phép làm việc cho tổ chức nước ngoài tại Việt Nam

Quy định cũng nêu rõ người làm trong ngành, nghề liên quan đến bí mật nhà nước; vợ hoặc chồng của người đang làm công tác liên quan đến bí mật nhà nước, cũng không được làm việc cho tổ chức nước ngoài.

Ngoài ra, người đã bị xử lý kỷ luật về hành vi tiết lộ bí mật nhà nước hoặc an ninh quốc gia; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người đang chấp hành bản án hình sự của Tòa án hoặc người chưa được xóa án tích, chưa hết thời hạn, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định của pháp luật hình sự, cũng thuộc nhóm không được phép làm việc cho ổ chức nước ngoài.

Trước quy định trên, nhiều ý kiến tỏ ra thắc mắc tại sao viên chức trong khu vực công lại được nới quyền hơn so với công chức?

Về vấn đề này, chuyên gia lý giải: Luật viên chức đã quy định các quyền của viên chức theo hướng mở hơn so với với công chức, nhằm tạo điều kiện để viên chức có thể phát huy tài năng, sức sáng tạo như: được hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc quy định trong hợp đồng làm việc (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác), được ký hợp đồng vụ, việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác mà pháp luật không cấm nhưng phải hoàn thành nhiệm vụ được giao và có sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập
Theo Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc  Đào, so với công chức, quyền viên chức được nới rộng cũng đặt ra vấn đề: Liệu có tiếp sức cho tình trạng “chân ngoài, dài hơn chân trong”?

"Trước những phát sinh có tính tiêu cực khi viên chức lợi dụng chức quyền để hoạt động bên ngoài thì luật cũng quy định không được trục lợi. Tuy nhiên, trước hết vấn đề này phải quy về cách quản lý con người của đơn vị. Chúng ta cũng cần đặt câu hỏi ngược lại, sau 8 tiếng đồng hồ mà trí tuệ, năng lực của viên chức vẫn dư thừa thì sử dụng vào đâu? Chúng ta không thể cấm viên chức làm thêm bên ngoài và tại sao phải cấm khi xã hội lại đang cần họ?!", ông Nguyễn Ngọc  Đào nói.

 

Hạ Lan

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang