Động Đá Bạc: Bí ẩn của tạo hóa kề cận Thủ đô Hà Nội

authorThảo Nguyên 06:56 21/03/2016

(VietQ.vn) - Cách Hà Nội hơn 30km, Động Đá Bạc hay còn gọi là động Tiên (Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) đã khiến không ít người bất ngờ về độ hoang sơ đến bí ẩn.

Động Đá Bạc thuộc xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, còn có tên gọi khác là Động Tiên, nằm trong lòng núi Pai Dáy (hay còn gọi là núi Hang Beo), gắn liền với sự tích tiên nữ giáng trần. Với chiều dài gần 70m, cùng với nhiều cung phòng nhỏ, động Ðá Bạc chứa đựng những giá trị tiềm tàng và nhiều điều bí ẩn của thiên nhiên.

Động Đá Bạc: Bí ẩn của tạo hóa kề cận Thủ đô Hà NộiBà Trần Thị Minh giới thiệu về Động Đá Bạc

Truyền thuyết dân gian trong vùng kể rằng, thuở xưa, các nàng tiên ở thượng giới vì chán cảnh thần tiên nên rủ nhau xuống trần vãn cảnh xem đời. Cảnh đẹp dưới gầm trời làm các nàng say mê thích thú và lạc vào động Ðá Bạc Liên Sơn. Cảnh đẹp trong động làm các tiên nữ sững sờ ngạc nhiên, không ngờ dưới vòm trần có nơi bồng lai đến thế. Các dải nhũ đá lung linh. Các vòm đá uốn lượn cong cong... Tất cả như níu áo giữ chân các nàng, khiến các nàng không muốn về thượng giới nữa. Ngọc Hoàng hay tin giận lắm, liền đóng cửa nhà trời không cho các nàng tiên về trời. Năm này qua năm khác quần tiên đã hóa thân vào vách núi. Từ đó động Ðá Bạc còn được gọi là Ðộng Tiên.

Bà Trần Thị Minh – người phụ nữ cai quản Động Đá Bạc từ năm 1999 kể lại: Ðộng Ðá Bạc được phát hiện năm 1990 bởi một tiều phu. Trong một lần đi lấy củi trên đỉnh núi, ông vô tình “tụt” xuống một cái hang, bên trong tối om không nhìn thấy lối ra. May mắn sao, le lói trong hang có một sợi ánh sáng vô cùng yếu ớt, người tiều phu cứ thế lần theo và lấy tay đào bới. Một lỗ nhỏ được thông và ông đã thoát được ra ngoài và nay là cửa động. Ngày đó, cửa cửa động là một khe nhỏ vừa một người chui vào, sau dân địa phương mở rộng cửa động để dễ bề đi lại.

Trong lòng Động Đá bạc có 3 ngăn phân chia rõ ràng. Phải cúi khom người từ cửa Động, di chuyển khoảng vài mét sẽ thấy ngăn đầu tiên gọi là Động Cô Tiên. Ở đây, du khách sẽ phải bước lên các bậc thềm để lên đến chiếu nghỉ - là một khoảng trống khá rộng, có thể ngồi nghỉ ngơi, làm lễ tâm linh. Tại ngăn động này, phong cảnh nước non sơn thủy đúng nghĩa hiện ra. Hồ nước được thiên tạo ngang mặt người, với nhiều mỏm đá nhũ, cái trồi từ dưới lên, chiếc rủ từ trên xuống. Ngăn ngoài và ngăn trong cùng rất thoáng rộng, vòm trần cao, từng vòm nhũ đá rủ xuống kết thành nhiều dải uốn lượn mềm mại. Dưới chân các khối nhũ đá, theo năm tháng, những giọt nước không ngừng nhỏ xuống tạo thành hai bể nước thiên tạo đầy ăm ắp. Phía sau bể nước là hệ thống các ruộng bậc thang được đá uốn lượn, đẽo gọt chạm khắc kỳ phu tạo nên những bức chạm nổi thiên nhiên sinh động. Ngăn giữa là Động Long Tiên khá nhỏ, kín đáo và thanh thoát như buồng ngủ. Ðộng Long Tiên thông ra cửa phụ có ánh sáng ban ngày hắt vào dịu mát như ánh đèn ne-ong, hoặc chập chờn như ánh trăng hư ảo. Việc di chuyển trong động, từ ngăn nọ sang ngăn kia cũng không dễ dàng, phải cúi khom người.  

Nếu trong khi di chuyển phải cúi khom người thì vào trong ngăn sâu là Động Mẫu, du khách sẽ vô cùng ngạc nhiên bởi vòm trần thạch nhũ cao “vời vợi”, từng dải đá nhũ rủ xuống như những chiếc đèn trần kỳ ảo. Dưới vòm động cao rộng, hình ảnh nàng tiên ngả lưng trên vách đá, bên cạnh là hình ảnh chàng Thạch Sanh ngồi dưới gốc đa cổ thụ. Xa xa thấp thoáng bóng thuyền cập bến có đôi trai gái ngồi tâm sự bên nhau. Phía đối diện có hình Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt cắp cây tre ngà bay lên trời. Ngang bên đức Thánh Gióng là hình Tôn Ngộ Không giơ gậy thần đánh yêu quái... Ánh đèn điện chiếu vào hang động, cả không gian càng trở nên kỳ bí nhưng vô cùng thanh tịnh.

Hơn thế nữa, Động Đá Bạc còn được biết đến là nơi kết tinh của loài hoa quý – Ưu Đàm. Đây vốn được coi là “loài hoa linh thiêng mang điềm lành từ Trời”, có truyền thuyết nói rằng "3.000 năm mới nở một lần". Theo Kinh Phật, hoa Ưu Đàm nở để báo hiệu một vị Phật giáng sinh. Vào mùa hoa năm ngoái 2015, trên khắp các mảng đá nhũ ngoài Động Tiên, hoa nở từng mảng, phát ra thứ ánh sáng kỳ diệu và theo lời bà Minh, mỗi tuần vào Động là thấy một mùi lạ.

“Thời gian hoa nở, mỗi tuần tôi lại thấy trong Động có những mùi khác nhau, khi thì mùi xôi nếp, khi thì mùi muối vừng, rồi có cả mùi lạc rang… trong khi món này không hề được đưa vào trong Động”, bà Minh kể.

Ðộng Ðá Bạc thực sự là tác phẩm nghệ thuật tạo hình công phu, tinh xảo và kỳ lạ của tạo hóa, là sự kết hợp tinh tế giữa sự khỏe khắn với nét duyên dáng thơ mộng.

Sau đây là một vài hình ảnh về Động Đá Bạc:

Động Đá Bạc: Bí ẩn của tạo hóa kề cận Thủ đô Hà NộiĐộng Đá Bạc: Bí ẩn của tạo hóa kề cận Thủ đô Hà Nội

Động Đá Bạc: Bí ẩn của tạo hóa kề cận Thủ đô Hà NộiĐộng Đá Bạc: Bí ẩn của tạo hóa kề cận Thủ đô Hà Nội

Động Đá Bạc: Bí ẩn của tạo hóa kề cận Thủ đô Hà NộiĐộng Đá Bạc: Bí ẩn của tạo hóa kề cận Thủ đô Hà Nội

Động Đá Bạc: Bí ẩn của tạo hóa kề cận Thủ đô Hà NộiĐộng Đá Bạc: Bí ẩn của tạo hóa kề cận Thủ đô Hà Nội

Động Đá Bạc: Bí ẩn của tạo hóa kề cận Thủ đô Hà NộiĐộng Đá Bạc: Bí ẩn của tạo hóa kề cận Thủ đô Hà Nội

Động Đá Bạc: Bí ẩn của tạo hóa kề cận Thủ đô Hà NộiĐộng Đá Bạc: Bí ẩn của tạo hóa kề cận Thủ đô Hà Nội

Động Đá Bạc: Bí ẩn của tạo hóa kề cận Thủ đô Hà NộiĐộng Đá Bạc: Bí ẩn của tạo hóa kề cận Thủ đô Hà Nội

Động Đá Bạc: Bí ẩn của tạo hóa kề cận Thủ đô Hà NộiĐộng Đá Bạc: Bí ẩn của tạo hóa kề cận Thủ đô Hà Nội

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang