Giải pháp giúp doanh nghiệp ngành công nghiệp nâng cao chất lượng

authorDương Phương Ngọc 08:00 31/01/2017

(VietQ.vn) - 96% các doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, do vậy khả năng cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài hoặc tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu thấp.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Ông Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương từng chia sẻ: Ngoài một số thuận lợi, các ngành sản xuất của Việt Nam còn nhiều tồn tại, yếu kém cần phải cải thiện; đồng thời cũng đang phải đối diện với nhiều thách thức.
Theo đó, các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, phân tán, công nghệ sản xuất lạc hậu, năng lực quản lý, kinh doanh còn nhiều hạn chế, thiếu năng lực cạnh tranh với các đối thủ quốc tế, chưa tạo dựng được nhiều giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu.
Ngoài một số doanh nghiệp tiên phong, các doanh nghiệp chưa thực sự chủ động nắm bắt, tìm hiểu, nghiên cứu thị trường thế giới, chưa mạnh đầu tư cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu, khai phá thị trường.
Trước những khó khăn về sự tụt hậu công nghệ so với các nước, quy mô doanh nghiệp nhỏ, vốn đầu tư ít, việc hợp tác còn yếu và thiếu, lực lượng lao động đông nhưng chất lượng không cao, giải pháp chung được Viện năng suất Việt Nam đưa ra đối với các doanh nghiệp ngành công nghiệp của Việt Nam đó là cần tạo môi trường cho doanh nghiệp phát triển về quy mô; khuyến khích phát triển khoa học công nghệ; phát triển nguồn nhân lực cung ứng cho thị trường; ứng dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế và công cụ cải tiến năng suất chất lượng tiên tiến, hiện đại.

 doanh nghiệp là gì báo doanh nghiệp và pháp luật khái niệm doanh nghiệp báo doanh nhân thực trạng doanh nghiệp việt nam hiện nay báo doanh nghiệp và thương hiệu báo doanh nghiệp và hội nhập doanh nghiệp google

Ngành điện, điện tử-tin học cần chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành 

Đối với ngành điện, điện tử-tin học, cần chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành, hình thành các cụm công nghiệp điện tử-tin học.
Đối với ngành cơ khí chế tạo, cần xây dựng chiến lược phát triển ngành cơ khí
Đối với ngành dệt may, da giày, hỗ trợ xúc tiến thị trường bằng nhưng ưu đãi vay vốn phát triển xây dựng thương hiệu, hỗ trợ tìm hiểu thông tin về quy định của các nước nhập khẩu.. Phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành may, da giày để đáp ứng nguyên phụ liệu cho ngành dựa trên các thế mạnh của tỉnh/vùng.
Đối với ngành nhựa, khuyến khích đầu tư đổi mới thiết bị và phát triển công nghệ. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho sản xuất nguyên liệu ngành.
Đối với ngành hóa chất, có chính sách hỗ trợ phát triển công nghệ. Có các giải pháp về thị trường. Phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ và bảo vệ môi trường.
Đối với ngành thép, quy hoạch lại phát triển ngành thép, không khuyến khích thành lập mới các doanh nghiệp ngành thép. Nâng cao cải tiến công nghệ dần dần loại bỏ công nghệ lạc hậu. Thiết lập chính sách phát triển bền vững cho ngành.
Đối với ngành năng lượng, khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo. Cổ phần hóa các tập đoàn, tổng công ty thuộc ngành công nghiệp năng lượng. Tái cơ cấu và cổ phần hóa các tập đoàn và tổng công ty thuộc ngành năng lượng. Trong đó, khuyến khích phát triển khoa học và công nghệ được coi là giải pháp tối ưu cho ngành.

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang