Hãi hùng những hóa chất gây 'bệnh chết người' chúng ta vẫn tiếp xúc hàng ngày

author 11:11 11/11/2017

(VietQ.vn) - Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ, Cơ quan Chính phủ và Cơ quan nghiên cứu Ung thư Quốc tế cho biết, các hóa chất trong môi trường là thủ phạm gây ung thư hàng đầu ở Mỹ.

Hàng loạt hóa chất vẫn tiếp xúc hàng ngày

Trước đó, Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ, Cơ quan Chính phủ và Cơ quan nghiên cứu Ung thư Quốc tế từng công bố danh sách 20 hóa chất có liên quan đến ung thư vẫn được sử dụng rộng rãi.

Sau khi xem xét, các tác giả nghiên cứu đã chọn ra 20 hóa chất có bằng chứng gây ra ung thư ở động vật, và xem xét khả năng gây ung thư ở người.

Hóa chất môi trường ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người. Ảnh minh họa

Hóa chất môi trường ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người. Ảnh minh họa 

Hầu hết các hóa chất trong danh sách này đều là các hóa chất công nghiệp, ví dụ như carbon đen được sử dụng trong ngành công nghiệp chế biến cao su tổng hợp và hàn xì, một số hóa chất khác phổ biến hơn có trong kem chống nắng và nguồn nước như:

- Atrazine: Đây là hóa chất được sử dụng trong thuốc trừ sâu và đã bị cấm ở Thụy Sĩ.

- Chloroform: Một phụ phẩm khử trùng nước máy.

- Khí thải động cơ diesel.

- Diethylheyxl phthalate (DEHP): một hóa chất được sử dụng để chế biến nhựa vinyl.

- Formaldehyde: Hóa chất được biết đến là chất gây ung thư ở người gây ra chứng viêm họng và ung thư mũi. Hóa chất này (được sử dụng trong hàng trăm sản phẩm xây dựng) và bị nghi ngờ rằng nó có thể gây ra bệnh bạch cầu.

- Polychlorinated biphenyls (PCBs): Hóa chất được sử dụng trong lửa công nghiệp này bị cấm kể từ những năm 1980.

- Styrene: Được sử dụng để làm polystyrene được sử dụng để sản xuất nhựa và túi xốp.

- Perchloroethylene: Đây là một loại dung môi tẩy rửa thường được sử dụng.

- Titanium dioxide: Hóa chất dùng làm thuốc nhuộm màu, là một thành phần của kem chống nắng. Các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến các hạt nanô của titanium dioxide và nghi ngờ nó gây tổn thương não.

Đừng dại để tài sản trong ôtô khi đậu ngoài đường, đây là lý do cần biết(VietQ.vn) - Thời gian gần đây tình trạng nhóm trộm cắp đập kính xe ôtô lấy tài sản gia tăng khiến người dân vô cùng bức xúc và lo lắng.

Tác hại của hóa chất đối với sức khỏe con người

Cơ thể con người là một khối thống nhất, liên quan chặt chẽ với nhau. Chỉ cần một cơ quan hoặc một bộ phận của cơ thể bị tổn thương đều ảnh hưởng đến toàn thân con người.

Ảnh hưởng của hoá chất đến sức khoẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Độc tính của mỗi hoá chất, tính bền vững của hoá chất, sự tích luỹ trong cơ thể, chất chuyển hoá của hoá chất, nồng độ, tính chất lý hoá, thời gian tiếp xúc, điều kiện làm việc, cường độ làm việc, mức nhậy cảm của mỗi con người, vi khí hậu nơi làm việc và cách sử dụng hoá chất…

Nhiều hoá chất không có mùi cảnh báo, nhưng môi trường đã bị ô nhiễm nghiêm trọng như: cacbon monoxit (CO). Có chất bốc hơi mùi thơm dễ chịu nhưng lại độc tính mạnh như: Benzen…

Trường hợp nhiễm độc cấp thường xảy ra trong một thời gian ngắn tiếp xúc với hoá chất. Tác hại cấp có thể gây tử vong, có thể hồi phục được và cũng có trường hợp để lại tổn thương vĩnh viễn.

Trường hợp thường xảy ra do tiếp xúc với hoá chất lặp đi lặp lại nhiều lần. Tác hại này thường phát hiện được bệnh sau thời gian dài ví dụ như Amiăng, dung môi hữu cơ, chì, đồng, mănggan, silíc…

Cả hai trường hợp cấp và mạn đều có khả năng hồi phục, nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời và không tiếp xúc nữa.Thế nhưng, cũng có chất gây bệnh chưa chữa được để lại tổn thương vĩnh viễn hoặc để lại hậu quả cho đến thế hệ tương lai, như: Deoxin, dung môi hữu cơ, benzen, hợp chất acsinic, amiăng.

Hoá chất khi xâm nhập vào cơ thể bị phá vỡ cấu trúc hoá học tạo ra chất mới ít độc. Nhưng cũng có chất tạo ra chất mới độc hơn chất ban đầu.

Những hoá chất thường gặp có nguy cơ cao gây tử vong hoặc tổn thương nặng: hợp chất cyanua, asen, hợp chất thuỷ ngân, chì, hợp chất nicotin, toluidine, cloroform, aniline, thiếc hữu cơ, cồn etylic, cadimi, fluo, thalli, các dung môi hữu cơ, amoniac, oxit cacbon, dioxít lưu huỳnh, photgen, clo, hyđro sunphit, hyđroxianit, đisulphit cacbon, metyl isoxyanat, axit clohyđric…

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang