Khẳng định vị thế hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng trong phát triển kinh tế địa phương

author 10:18 03/08/2018

(VietQ.vn) - Ngày 3/8, tại Đà Nẵng, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) đã tổ chức Hội thảo Công tác tiêu chuẩn đo lường chất lượng các tỉnh thành phố năm 2018.

Hội thảo có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng, Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL Trần Văn Vinh; đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ KH&CN; đại diện lãnh đạo các đơn vị chức năng của Tổng cục và các Sở KH&CN, Chi cục TCĐLCL địa phương.

Phát biểu tại Hội thảo, Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL Trần Văn Vinh khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng trong hệ thống khoa học công nghệ Việt Nam. 

 Tổng cục trưởng Trần Văn Vinh phát biểu tại hội thảo.

 
Về hoạt động quản lý tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, trong năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018 các Chi cục đã hướng dẫn cho khoảng hơn 700 cơ sở, doanh nghiệp xây dựng hơn 700 TCCS; khoảng 1.000 cơ sở, doanh nghiệp công bố tiêu chuẩn áp dụng cho hơn 2.000 loại sản phẩm hàng hóa; cấp hơn 600 thông báo tiếp nhận công bố hợp chuẩn.
 

Theo Tổng cục trưởng Trần Văn Vinh, hoạt động TCĐLCL hiện nay có 3 Luật cùng hàng loạt các Nghị định, văn bản làm cơ sở. Trong đó, đặc biệt là 3 Quyết định: Quyết định 46 về Mã số Mã vạch năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ đã đóng góp rất lớn cho hoạt động phát triển kinh tế -xã hội, giúp cho donh nghiệp quản lý tốt về hàng hóa, chất lượng sản phẩm hàng hóa ví dụ như truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa. Đây là một hoạt động hết sức quan trọng để chúng ta thúc đẩy, đẩy mạnh hỗ trợ, giúp đỡ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng – một trong những nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ mà trực tiếp là Tổng cục TCĐLCL thực hiện từ năm 2002. Thứ hai là Quyết định số 19 về áp dụng ISO 9000 trong công tác cải cách thủ tục hành chính. Trong đó, thể hiện rõ vai trò của Sở KH&CN, Chi cục TCĐLCL trong việc giám sát, hướng dẫn thực hiện tiêu chí về cải cách hành chính. Thứ ba là quyết định số 46 năm 2017 về hoạt động TBT.

Các đại biểu đến từ nhiều cơ quan trong hệ thống KH&CN, TCĐLCL tham dự hội thảo.

"Một cơ sở pháp lý nữa mà tôi muốn nhấn mạnh là Quyết định số 712 về Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa cho doanh nghiệp đến năm 2020. Đây là một Quyết định hết sức quan trọng đề cập tới vai trò của Bộ KH&CN, Tổng cục TCĐLCL trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa. Như vậy, có thể thấy, hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã và đang gắn chặt với đời sống, phục vụ sự phát triển kinh doanh, kinh tế xã hội", Tổng cục trưởng Trần Văn Vinh nhấn mạnh.

"Hội thảo là cơ hội để chúng ta trao đổi về việc làm sao để xác định vi trò của khoa học công nghệ, vai trò của tiêu chuẩn đo lường chất lượng trong phát triển kinh tế xã hội nói chung, các địa phương nói chung. Đây cũng là cơ hội để các diễn giả, các đại diện địa phương chia sẻ kinh nghiệm, những điển hình làm tốt về khoa học công nghệ, về tiêu chuẩn đo lường chất lượng để thúc đẩy phát triển của kinh tế xã hội", Tổng cục trưởng Trần Văn Vinh cho biết thêm.

Quang cảnh hội thảo.
 Bà Nguyễn Thị Mai Hương - Q. Vụ trưởng Vụ Đánh giá hợp chuẩn hợp quy trình bày tham luận tại Hội thảo.
Ông Nguyễn Văn Khôi - Phó vụ trưởng phụ trách Vụ Tiêu chuẩn trình bày tham luận.

Tại Hội thảo, các đại biểu cũng được nghe nhiều tham luận của đại diện nhiều cơ quan chức năng của Tổng cục và các địa phương trình bày. Điển hình là tham luận của Vụ Kế hoạch Tài chính thuộc Tổng cục trình bày “Báo cáo đánh giá hoạt động TCĐLCL địa phương năm 2017, 6 tháng năm 2018 và một số nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn tiếp theo”; đại diện Vụ Đánh giá hợp chuẩn hợp quy trình bày tham luận “Vai trò và vị trí của Chi cục TCĐLCL trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa và ISO hành chính công tại địa phương”; đại diện Vụ Đo lường trình bày tham luận với chủ đề “Thực thi quản lý đo lường ở địa phương”; đại diện Vụ Tiêu chuẩn trình bày tham luận với chủ đề “Thực trạng và định hướng công tác xây dựng áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tại địa phương”;

Ông Trương Thanh Sơn - Phó Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật TCĐLCL 3 trình bày tham luận.
 Ông Trần Duy Tâm Thanh - Chi cục trưởng Chi cục TCĐLCL Bà Rịa - Vũng Tàu trình bày báo cáo về “Kết quả triển khai quy định về đo lường đối với phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ theo Thông tư 09/2017/TT-BKHCN của Trung tâm Kỹ thuật TCĐLCL tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”.

 

Cũng tại Hội thảo, đại diện Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm hàng hóa thuộc Tổng cục cũng có tham luận: “Công tác khảo sát chất lượng, kiểm tra chất lượng lượng sản phẩm hàng hóa tại địa phương trong tình hình mới”; đại diện Vụ Pháp chế - Thanh tra trình bày tham luận: “Triển khai công tác thanh tra chuyên ngành TCĐLCL”; đại diện Trung tâm Kỹ thuật TCĐLCL 3 trình bày tham luận: “Đẩy

 
Đối với hoạt động hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng mã số mã vạch (áp dụng mới/thay đổi/ngừng sử dụng mã số mã vạch) số lượng doanh nghiệp được hướng dẫn là hơn 300 cơ sở, doanh nghiệp.

Về hoạt động triển khai xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, các tỉnh, thành phố đã phê duyệt kế hoạch triển khai xây dựng và áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 theo Quyết định 19.
 

mạnh vai trò thanh tra, kiểm tra, giám sát của các Chi cục TCĐLCL trong bối cảnh thực thi hoạt động tự công bố của các doanh nghiệp”; đại diện Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam trình bày tham luận về: “Nội dung trọng tâm trong triển khai hoạt động GTCLQG tại địa phương trong thời gian tới”.

Ngoài các tham luận nói trên, đại diện Trung tâm Kỹ thuật TCĐLCL 2 trình bày tham luận với chủ đề “Trung tâm Kỹ thuật TCĐLCL 2 song hành cùng với các Chi cục TCĐLCL trên địa bàn miền Trung, góp phần khẳng định vai trò phục vụ quản lý nhà nước về TCĐLCL tại địa phương”; đại diện các Chi cục TCĐLCL Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai; Hà Nội, Lâm Đồng cũng trình bày nhiều tham luận thiết thực, phản ánh thực tế và các kết quả nổi bật của hoạt động TCĐLCL ở các địa phương.

Theo báo cáo của Tổng cục TCĐLCL, thời gian qua, với chức năng, nhiệm vụ được giao, các Sở KH&CN, Chi cục địa phương các tỉnh, thành phố đã thực hiện tương đối tốt công tác TCĐLCL với nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Theo số liệu 50/63 Chi cục gửi về, tổng số các cơ quan thuộc đối tượng bắt buộc áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 là 2.170, trong đó số cơ quan đã công bố áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 là 2.106, số cơ quan đang xây dựng, áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 là 59, số cơ quan chưa xây dựng, áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 là 5. Ngoài các cơ quan thuộc đối tượng bắt buộc áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008, các tỉnh, thành phố đã thực hiện xây dựng, áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 cho các cơ quan thuộc đối tượng khuyến khích áp dụng. Đến nay, số lượng cơ quan thuộc đối tượng khuyến khích áp dụng đã công bố áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 là 3.794.

Về hoạt động Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, năm 2017, các Chi cục đã vận động, hướng dẫn các doanh nghiệp tích cực tham gia GTCLQG. Kết quả, 73 doanh nghiệp đã được trao giải tại Lễ trao giải GTCLQG năm 2017 (15 doanh nghiệp đạt giải vàng; 58 doanh nghiệp đạt giải bạc) và 04 doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc tế Châu Á – Thái Bình Dương.

Triển khai GTCLQG năm 2018, đã có 126 doanh nghiệp của 44 tỉnh/thành phố đăng ký tham dự GTCLQG 2018 (địa phương có số doanh nghiệp đăng ký tham dự nhiều nhất là Đồng Nai (12 doanh nghiệp) và Bà Rịa Vũng Tàu (07 doanh nghiệp)). 39/44 tỉnh/thành phố này đã có văn bản đề nghị và được Tổng cục ký quyết định thành lập Hội đồng Sở tuyển.

Đối với hoạt động thông báo và hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại, nhiều điểm TBT cập nhật hàng trăm tin cảnh báo từ các quốc gia thành viên WTO (các quy định mới của EU, Mỹ và Nhật vào cơ sở dữ liệu các tiêu chuẩn đối với thủy sản nhập khẩu; các quy định về lĩnh vực điện, thủy sản, y tế...), cập nhật các thông tin khác liên quan về TBT lên Website (TBT Hồ Chí Minh cập nhật 3.521 tin; TBT Bắc Ninh cập nhật 1500 tin; TBT Thái Nguyên cập nhật 1.057 tin cảnh báo; TBT Bình Thuận cập nhật 492 tin; TBT Vĩnh Long cập nhật 438 tin tức và tin cảnh báo; TBT Bắc Giang cập nhật 370 tin; TBT Bến Tre cập nhật 263 tin cảnh báo; TBT Tuyên Quang cập nhật 140 tin cảnh báo...);

Đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, các Chi cục đã chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan (Thanh tra Sở KHCN, Chi cục Quản lý Thị trường, Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý Kinh tế, Phòng kinh tế và Hạ tầng các huyên, các Sở, ngành…) kiểm tra thường xuyên và kiểm tra đột xuất phương tiện đo, phép đo, lượng của hàng đóng gói sẵn, hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cụ thể:

Tiến hành kiểm tra phương tiện đo tại gần 7.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh có phương tiện đo thuộc diện phải kiểm định, nhất là kiểm tra các phương tiện đo trong kinh doanh điện năng, các công ty kinh doanh taxi về quản lý sử dụng taximet, công ty cấp thoát nước về quản lý đồng hồ đo nước lạnh.. với hơn 1 triệu 300 nghìn phương tiện đo, trong đó phát hiện hơn 70.000 trường hợp vi phạm (sử dụng chứng chỉ kiểm định quá hạn, không lưu giữ chứng chỉ kiểm định; sai số phương tiện đo không đạt yêu cầu…);

Tiến hành kiểm tra nhãn hàng hóa lưu thông trên thị trường tại hơn 6.000 cơ sở kinh doanh (các loại hàng hóa: xăng, nhiên liệu điêzen; thiết bị điện, điện tử; mũ bảo hiểm; đồ chơi trẻ em; vàng trang sức, mỹ nghệ; thép làm cốt bê tông…); phát hiện hơn 1.000 vi phạm về nhãn hàng hóa, về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, về chất lượng và các vi phạm khác. Trong đó, đã tiến hành xử lý theo thẩm quyền tạm dừng lưu thông gần 200 vụ; chuyển Thanh tra Sở KHCN xử phạt vi phạm hành chính khoảng 100 vụ....

Về hoạt động thanh tra về TCĐLCL, từ năm 2017 đến nay, các Chi cục đã chủ trì/phối hợp với các cơ quan liên quan (thanh tra Sở KHCN, thanh tra các Sở, ngành, Ban chỉ đạo 389, phòng Cảnh sát Kinh tế huyện, Chi cục Quản lý thị trường...) thanh tra về TCĐLCL tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh (xăng dầu, mũ bảo hiểm, điện – điện tử, vàng trang sức mỹ nghệ,...) tại hơn 7.000 cơ sở. Đối với các vi phạm, đoàn thanh tra đã tạm giữ hàng hóa vi phạm, lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính...

Về hoạt động đo lường, thử nghiệm phục vụ quản lý nhà nước: Các Chi cục đã kiểm định được khoảng hơn 1 triệu 800 nghìn phương tiện đo các loại (công tơ đo điện 1 pha, 3 pha; cân phân tích; cân kỹ thuật; cân ô tô; taximet; cột đo xăng dầu; áp kế, huyết áp kế; xi téc ô tô; đồng hồ đo nước lạnh...), Qua kiểm định, đã phát hiện hơn 56.000 phương tiện đo không đạt yêu cầu.

Cũng trong năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018, các phòng thử nghiệm của các Chi cục đã tiến hành thử nghiệm hơn 28.000 mẫu sản phẩm, hàng hóa với các chỉ tiêu hóa sinh, cơ lý, điện..

Đối với hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng, các Chi cục đã tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng (NSCL) bằng nhiều hoạt động khác nhau như hướng dẫn xây dựng tiêu chuẩn cơ sở; hướng dẫn công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp chuẩn, hợp quy;  cung cấp các thông tin, hỏi - đáp về TBT, tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các HTQLCL, công cụ cải tiến năng suất…

Về năng lực kiểm định, hầu hết các Chi cục có khả năng kiểm định được các phương tiện đo thông dụng thuộc 4 lĩnh vực: khối lượng, dung tích - lưu lượng, áp suất, điện ở các mức độ khác nhau; một số Chi cục có khả năng kiểm định taximet; nhiệt kế y học...

 

Nhóm PV

Công đoàn Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng với hoạt động kỉ niệm 27/7(VietQ.vn) - Nhân dịp kỉ niệm 71 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2018), Tổng cục TCĐLCL đã tổ chức nhiều hoạt động "Đền ơn đáp nghĩa", mang đậm truyền thống "Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" của dân tộc Việt Nam ta.

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang