Khói bụi giao thông có chứa chất gây ung thư vú?

author 16:45 26/11/2018

(VietQ.vn) - Các nhà khoa học Scotland vừa có phát hiện về việc ô nhiễm không khí có thể làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú ở người.

Sự kiện: Cảnh báo ô tô xe máy

Theo thông tin trên tờ Thehealthsite, nhóm các nhà khoa học đến từ Đại học Stirling (Scotland) mới đây đã phân tích trường hợp của một nữ quân nhân nhân bị ung thư vú sau 20 năm làm việc tại vùng biên giới.

Người phụ nữ này là một trong số 5 lính canh biên phòng đã phát triển ung thư vú trong vòng 30 tháng qua. Tại một trạm gác khác gần đó, có một trong một nhóm bảy người được ghi nhận mắc tình trạng tương tự.

Theo Michael Gilbertson, phát hiện này chỉ ra mối quan hệ nhân quả giữa ung thư vú với việc phơi nhiễm ô nhiễm không khí liên quan đến giao thông.  Bởi trong làn khói giao thông có chứa chất gây ung thư vú.

“Nghiên cứu mới này chỉ ra tác động của ô nhiễm không khí liên quan đến giao thông trong việc làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú trong dân số nói chung. Trong đó, chất gây ung thư vú có thể là các hydrocacbon thơm có trong khói xe,” Gilbertson nói.

Ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú. 

Liên quan tới vấn đề trên, theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ 10 người thì có đến 9 người đang hít thở bầu không khí ô nhiễm. Hơn 7 triệu ca tử vong mỗi năm vì ô nhiễm không khí, trong đó các quốc gia ở Châu Á và Châu Phi chiếm 90%. Nhiều nơi trên thế giới đã nâng mức cảnh báo lên nguy hiểm về ô nhiễm không khí.

Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO cho biết thêm, tình trạng ô nhiễm không khí đang đe dọa đến cuộc sống của tất cả chúng ta. Trong đó người nghèo là những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Hít thở không khí ô nhiễm có thể dẫn đến các bệnh như tim mạch, đột quỵ và ung thư phổi.Ngoài ra, tiếp xúc với mức độ ô nhiễm không khí cao trong thai kỳ sẽ liên quan đến sảy thai cũng như sinh non, rối loạn phổ tự kỷ và hen suyễn ở trẻ em.

Theo cuộc khảo sát của WHO được thực hiện vào hồi tháng 5 vừa qua, New Delhi (Ấn Độ) là thành phố lớn ô nhiễm không khí nhất thế giới. Xếp sau lần lượt là các siêu đô thị: Cairo, Dhaka, Bangladesh, Mumbai đều của Ấn Độ và Bắc Kinh (Trung Quốc). Bà Maria Neira, giám đốc phụ trách vấn đề môi trường và sức khỏe cộng đồng của Who cho biết: “Nhiều siêu đô thị trên thế giới đã vượt quá mức độ cảnh báo về chất lượng không khí hơn năm lần”.

Ô nhiễm không khí được đo bằng chỉ số PM (chỉ kích thước và mật độ những hạt trôi nổi trong không khí). PM được chia thành hai nhóm: PM10 (các hạt bụi lơ lửng có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 10 micromet) và PM2.5 (là các hạt bụi lơ lửng có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 micromet). Chỉ số PM2.5 là mật độ số hạt PM2.5 có trong 1 mét khối không khí, mức tiêu chuẩn và an toàn là 10, tức là 10 hạt trong 1 mét khối không khí, chỉ số này càng lên cao thì mức độ ô nhiễm không khí càng nguy hiểm.

Phong Lâm (Theo Thehealthsite)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang