Lộ mặt các ngân hàng cho vay "cắt cổ"

author 07:59 21/07/2013

(VietQ.vn)- Các ngân hàng tiếp tục quảng cáo về các chương trình vay vốn rẻ nhưng không ít doanh nghiệp vẫn tiếp tục chỉ ra cho thấy họ đang chịu lãi suất cắt cổ.

Danh sách cụ thể các ngân hàng cho vay "cắt cổ" gồm:

Nhiều ngân hàng bị doanh nghiệp tố cho vay "cắt cổ". Ảnh minh họa
Nhiều ngân hàng bị doanh nghiệp tố cho vay "cắt cổ". Ảnh minh họa

- Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) Chi nhánh Đà Nẵng cho vay bình quân 17,64%/năm;

- NH TMCP Sài Gòn cho vay 17,50%;

- NH Kiên Long Chi nhánh Đà Nẵng cho vay 17,18%;

- NH Sài Gòn Công thương cho vay 16,01%;

- NH Phương Nam cho vay 15,16%;

- NH Việt Á cho vay 15,26%,

- NH Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) cho vay tiêu dùng, lãi suất 14,4%/năm,

- NH Sài Gòn Thương Tín cho vay du học lãi suất 15%/năm, thời hạn vay ít nhất 1 năm.

- NH Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) áp dụng lãi suất cho vay 15%/năm đối với CBCNV có tài khoản chi trả lương qua Eximbank...

Theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, mặt bằng lãi suất cho vay ưu tiên 9%-12%/năm và lãi suất cho vay phổ biến 11% - 15%/năm chưa đủ hấp dẫn khách hàng. Thậm chí, nhiều ý kiến cho rằng các ngân hàng cho cá nhân vay với lãi suất 14%- 15%/năm là quá cao.

Hiện nay, hầu hết các NH huy động vốn lãi suất 5%-10%/năm, cộng với chi phí kinh doanh khoảng 3%, tính ra lãi suất đầu ra chỉ ở mức 8%- 13%/năm.  Theo các NH, tùy từng khách hàng, mục đích vay vốn, độ rủi ro của khoản vay nhiều hay ít mà họ ấn định mức lãi suất cho vay cao hay thấp.

Các ngân hàng cần phai giảm lãi suất cho vay, chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp. Ảnh minh họa
Các ngân hàng cần phai giảm lãi suất cho vay, chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp. Ảnh minh họa

Không ít doanh nghiệp kiến nghị, hiện nay lãi suất huy động đã giảm mạnh bởi thế, lãi suất cho vay cũng nên giảm hợp lý. Tránh tình trạng thiệt thòi cho cả người gửi tiền, doanh nghiệp và người vay còn ngân hàng thu lợi lớn.

Không ít doanh nghiệp đang kỳ vọng lãi suất cho vay cũ sẽ đồng loạt giảm vì đã có 4 ngân hàng lớn tuyên bố giảm còn 13%/năm. Tuy nhiên, một cán bộ ngân hàng Nhà nước cho biết, do tỉ trọng cho vay với lãi suất trên 15%/năm chiếm khoảng 14% tổng dư nợ cho vay nên Ngân hàng Nhà nước kêu gọi các Ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay cũ về tối đa 13%/năm.

Thế nhưng, việc giảm hay không giảm lãi suất cho vay cũ sẽ tùy thuộc vào từng Ngân hàng thương mại chi xẻ hay không chia xẻ với các khó khăn của doanh nghiệp và cũng vì Ngân hàng Nhà nước không có văn bản yêu cầu. Do đó, không phải ngân hàng nào cũng giảm lãi suất cho vay cũ và không phải khách hàng nào cũng được giảm lãi suất.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, tình hình kinh tế vẫn chưa mấy "tươi sáng", cùng với các chính sách hỗ trợ của nhà nước, các ngân hàng cũng cần chia sẻ với các đối tác của mình trong lúc khó khăn. Việc hạ lãi suất là điều nên làm, tuy nhiên, nhà nước cũng cần có các chính sách lâu dài hơn để kích thích sự phát triển của doanh nghiệp trong lúc khủng hoảng.

Nguyễn Nam (t/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang