Một thế giới không vũ khí hạt nhân - có thể hay không?

author 22:54 18/10/2014

(VietQ.vn) - Các quốc gia cùng hợp tác loại bỏ vũ khí hạt nhân và hướng tới một thế giới không hạt nhân.

Các nước hợp tác loại bỏ vũ khí hạt nhânCác nước trên thế giới hợp tác loại bỏ vũ khí hạt nhân (Ảnh minh họa)

Tiến sĩ Li Bin, một nhân viên cấp cao đang hợp tác làm việc trong Chương trình chính sách hạt nhân (NPP) và chương trình châu Á tại Quỹ Carnegie vì Hòa bình thế giới cho biết tất cả các quốc gia trên thế giới nên cùng hợp tác để loại bỏ vũ khí hạt nhân.

"Điều quan trọng là các nước phải cùng hợp tác để loại trừ vũ khí hạt nhân"

Ông nhấn mạnh rằng quá trình hướng tới thế giới không hạt nhân có thể thực hiện dần dần, từng bước một.

"Trong giai đoạn đầu, những bang được trang bị vũ khí hạt nhân có thể thương lượng và đưa ra lệnh cấm sử dụng vũ khí hạt nhân. Họ vẫn cần quan sát khả năng tồn tại cũng như độ tin cậy vũ khí của họ. Giai đoạn thứ hai, họ có thể thảo luận về việc làm cách nào để dỡ bỏ mà vẫn chú ý đến an toàn và an ninh của vũ khí hạt nhân.  Đến giai đoạn ba, họ nên làm việc cùng nhau đưa ra một hệ thống xác minh thực tế để bảo đảm tình trạng không hạt nhân", một chuyên gia vũ khí hạt nhân Trung Quốc phân tích.

Vào 50 năm trước Trung Quốc đã thử nghiệm thiết bị hạt nhân đầu tiên gần hồ Lop Nur (Nor) ở khu tự trị Tây bắc Tân Cương.Quả bom nguyên tử đã phát nổ vào ngày 16 tháng 10 năm 1964 và trong cùng ngày chính phủ Trung Quốc khẳng định Trung Quốc không phải là quốc gia đầu tiên sử dụng vũ khí hạt nhân.

Cho ý kiến về sự phát triển vũ khí hạt nhân gần đây của Trung Quốc, ông Li Bin phát biểu đất nước này "có một lực lượng hạt nhân nhỏ ở tình trạng cảnh báo thấp trong thời bình" và "đang làm việc để nâng cao độ an toàn và khả năng tồn tại của chúng"

Các chuyên gia lưu ý rằng không có kết luận chung về việc vũ khí hạt nhân có lợi cho tất cả các nước trên thế giới.

Tiến sĩ Li Bin nhấn mạnh "Vũ khí hạt nhân có thể làm tổn hại đến an ninh quốc gia nếu không được kiểm soát tốt"

Chuyên viên cấp cao của Carnegie cho biết thêm "vũ khí hạt nhân của Trung Quốc hỗ trợ an ninh của quốc gia này vì nó chống lại tiềm năng hạt nhân chống lại họ"

Trả lời câu hỏi về bản chất chương trình hạt nhân của Iran, ông Li Bin cho biết theo quan điểm của ông "một số yếu tố của chương trình vũ khí hạt nhân hiện tại của Iran sẽ giúp Iran tăng đáng kể tiềm năng vũ khí hạt nhân mà không cần quan tâm ý định của nó là hòa bình hay quân sự."

Nói về sự hợp tác giữa Trung Quốc và Nga trong lĩnh vực nguyên tử, ông Li Bin khẳng định rằng hai quốc gia ngày nay "có một số hợp tác trên hệ thống quân sự thông thường" mà không phải về vũ khí hạt nhân.

Chuyên gia nhắc lại rằng Trung Quốc và Nga có một thỏa thuận song phương là "không sử dụng đầu tiên".

Ông Li giải thích "Thỏa thuận này không chỉ loại trừ khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại nhau mà còn thể hiện niềm tin sâu sắc giữa hai nước rằng họ sẽ không làm hại nhau"

Trung Quốc đã tiến hành 47 vụ thử nghiệm hạt nhân, bao gồm 23 lần trong khí quyển. Ba thiết bị hạt nhân đã được bố trí trong các tòa tháp, và hai trong số chúng  đã phát nổ 102m so với mặt đất. Tất cả các vụ thử hạt nhân được thực hiện tại khu vực thử nghiệm hạt nhân Lop Nur ở tây bắc Trung Quốc. 

Ngày 01 Tháng 8 năm 1996, Trung Quốc công bố lệnh cấm thử nghiệm hạt nhân và sau đó ký kết Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT).

Trong năm 2007, chính phủ Trung Quốc biến khu thử nghiệm hạt nhân Lop Nur của nó thành một địa điểm du lịch.

Thùy Linh

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang