Muốn giảm nghèo bền vững cần gắn với tăng trưởng xanh

author 11:18 06/11/2014

(VietQ.vn) - Đạt được mục tiêu giảm nghèo cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chiến lược giảm nghèo với tăng trưởng xanh, băng các hoạt động và hành động cụ thể.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Nghèo đói là vấn đề kinh tế- xã hội sâu sắc, do nhiều nguyên nhân dẫn đến (như điều kiện tự nhiên, địa lý, điều kiện xã hội môi trường, nguyên nhân do chính từ bản thân người nghèo...); với cách tiếp cận nghèo dựa vào thu nhập như hiện nay, ngoài những đối tượng nghèo không có khả năng tạo sinh kế (đối tượng bảo trợ xã hội), giải pháp tác động đến giảm nghèo theo hướng bền vững là cần tạo điều kiện sinh kế, tạo việc làm, thu nhập để hỗ trợ giảm nghèo.

Hỗ trợ trồng rừng- một trong những hình thức gắn giảm nghèo với tăng trưởng xanh

Môi trường sinh sống của người nghèo có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của họ, có một nghịch lý cho thấy: nơi nào có diện tích rừng càng lớn, tỷ lệ đồng bào dân tộc càng cao thì nơi đó tỷ lệ thuận với tỷ lệ nghèo; bởi vì cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số gắn với rừng, phương thức sản xuất và thu nhập của người dân gắn với rừng, nhưng hiện nay rừng không còn, môi trường sống của người dân bị đe dọa nghiêm trọng.

Để giải quyết những nghịch lý đó, trong thời gian qua Chính phủ ban hành nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững ở 62 huyện nghèo, trong đó có nhóm chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo thu nhập cho người dân bao gồm: Nâng mức hỗ trợ nhận giao khoán, chăm sóc bảo vệ rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng đầu nguồn gấp 2 lần so với các khu vực khác; Nâng mức hỗ trạ người dân trồng rừng sản xuất; đối với hộ nghèo trồng rừng, trong thời gian chưa tự túc được lương thực còn được hỗ trợ 15kg gạo/người/tháng, thời gian cụ thể do tỉnh quy định; Hỗ trợ hộ nghèo biên giới trong thời gian chưa tự túc được lương thực 15kg gạo/người/tháng, thời gian cụ thể do tỉnh quy định; Hỗ trợ khai hoang, phục hóa, khai thác ruộng bậc thang, tạo quỹ đất sản xuất cấp cho hộ nghèo; Hỗ trợ chuyển đổi cây trồng, vật nuôi cho người dân trên địa bàn; Hỗ trợ xuất khẩu Lao động cho lao động trên địa bàn các huyện nghèo tham gia lao động ở nước ngoài...

Qua hơn 5 năm thực hiện, các địa phương đã giao khoán bảo vệ rừng với tổng diện tích trên 1,3 triệu ha; hỗ trợ trên 7.600 tấn lương thực cho trên 16.000 lượt họ nghèo nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng; tổ chức khai hoang 2.470 ha đất, phục hoá 1.950 ha đất và tạo 1.800 ha ruộng bậc thang giao cho các hộ gia đình; có trên 9500 lao động thuộc huyện nghèo đi làm việc ở các thị trường nước ngoài...

Từ đó, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn giảm bình quân trên 5%/năm, có huyện giảm trên 7%/năm (cả nước 2%/năm), đời sống người dân được cải thiện, cơ bản không còn hộ đói, tình trạng phá rừng giảm rõ rệt, diện tích rừng ừông được tăng nhanh, tỷ che phủ rừng được cải thiện.

Như vậy trong thời gian qua, giảm nghèo ở những địa bàn này đã gắn được với chiến lược tăng trưởng xanh Chính phủ đã đề ra, nhiều sản vật và văn hóa bản địa từng bước được khôi phục, người dân đã từng bước chuyển từ chăn thả vật nuôi sang nuôi tập trung trong chuồng trại, điều kiện vệ sinh và nước sạch được cải thiện...; trên bản đô nghèo của Việt nam, diện tích màu đỏ được giảm dân, thay thê đó là diện tích màu xanh được tăng lên.

Tuy nhiên, để giảm nghèo bền vững gắn với tăng trưởng xanh trong giai đoạn tới ở những địa bàn này, cơ quan chức năng đang nghiên cứu, tham mưu cho Quốc hội, chính phủ tiếp tục thực hiện một sổ giải pháp như: Tiếp tục tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, dân sinh, trong đó chú trọng cơ sở vật chất khám chữa bệnh, trường lớp học, thủy lợi nhỏ...; Xây dựng các mô hình hỗ trợ sản xuất dựa vào cộng đồng, phát huy sản phẩm bản địa, tạo thu nhập, giảm nghèo cho người dân; Nghiên cứu chính sách hỗ trợ thay thế chất đốt cho người dân để hạn chế khai thác rừng...

Ngô Trường Thi (Chánh văn phòng UB Quốc gia về giảm nghèo)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang