Nếu tăng thuế xăng dầu, doanh nghiệp và người dùng ảnh hưởng lớn?

author 11:28 09/02/2017

(VietQ.vn) - Liên quan đến đề xuất tăng thuế môi trường lên mức tối đa 8.000 đồng/lít xăng dầu, chuyên gia cho rằng doanh nghiệp (DN) sẽ gặp khó khăn, còn người dân sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Cụ thể, báo Tuổi Trẻ dẫn lời TS Vũ Đình Ánh (chuyên gia kinh tế), cho hay, nếu tăng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu lên thêm nữa, DN sẽ càng khó khăn hơn, nhưng người chịu thiệt thòi nhất, bị ảnh hưởng nhiều nhất chính là người dùng. 

Trong khi đó, cũng trao đổi với báo Tuổi Trẻ, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho hay, bản thân ông là một người dân nhưng ông lo ngại việc tăng thuế này là để bù đắp cho các nhiệm vụ chi thường xuyên khác mà không phải cho bảo vệ môi trường. Và thuế cứ nhằm vào xăng dầu mà đánh thì chi phí của người dân sẽ tăng.

xang-cong-8000-donglit-thue-xang-dau-dan-bi-anh-huong-nhieu-nhat

 Nhiều ý kiến cho rằng tăng 8.000 đồng/lit thuế bảo vệ môi trường với xăng, người dùng sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Ảnh minh họa

Liên quan đến mức thuế này, mới đây, góp ý với Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao cho rằng, Bộ Tài chính nên cân nhắc thật kỹ sự cần thiết, lộ trình thực hiện, nhất là trong bối cảnh DN còn gặp nhiều khó khăn, mặt hàng thiết yếu này đã gánh nhiều loại thuế, phí.

Bộ Tư pháp cũng đề nghị Bộ Tài chính đánh giá tác động một cách cẩn trọng đối với các chính sách trong dự thảo hồ sơ đề nghị xây dựng luật, đặc biệt là việc điều chỉnh khung thuế suất đối với nhóm hàng hóa xăng, dầu, mỡ nhờn, lên gấp đôi quy định hiện hành, tạo khoảng cách lớn giữa mức thuế tối thiểu và mức thuế tối đa. Bởi việc điều chỉnh tăng mức thuế tối thiểu - tối đa trong biểu khung thuế cũng sẽ dẫn đến tăng mức thuế suất cụ thể, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân và DN.

Thủ tướng: Việt Nam phải là 'thủ phủ tôm' thế giới(VietQ.vn) - Việt Nam phải là thủ phủ tôm thế giới, đó là chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị phát triển ngành tôm Việt Nam ngày 6-2, tại tỉnh Cà Mau.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, sau 5 năm luật Thuế bảo vệ môi trường có hiệu lực, số thu liên tục tăng ổn định qua các năm từ 2012 - 2016. Nếu 2012 chỉ hơn 11.000 tỉ đồng thì năm 2016 khoảng hơn 42.000 tỉ đồng. Mức tăng đột biến gấp 4 lần, chủ yếu nhờ thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu được tăng từ mức 1.000 đồng/lít thời điểm 2012 lên 3.000 đồng/lít trong 2016.

Nếu tăng lên 8.000 đồng/lít, ngân sách thu từ thuế xăng dầu sẽ tăng gấp 2 - 3 lần. Hiện nguồn thu từ thuế bảo vệ môi trường chiếm tới 4,1% tổng thu ngân sách nhà nước. Dự thảo sửa đổi luật Thuế bảo vệ môi trường dự định trình Chính phủ vào tháng 6 và nếu được chấp thuận sẽ tiếp tục đặt lên bàn Quốc hội khóa 14 tại phiên họp khai mạc vào tháng 10.

Lâm Anh (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang