Ngày không hoa của bác sĩ

author 16:27 27/02/2014

Hơn 30 năm công tác trong ngành y, gắn bó với đồng bào các dân tộc tỉnh Lai Châu, y sỹ Vàng Văn Chấn chưa bao giờ biết đến một bông hoa tươi cho Ngày thầy thuốc Việt Nam. Y sỹ Chấn cho biết: Năm nào cũng vậy, đến ngày này, anh và các đồng nghiệp sẽ được BV tổ chức tọa đàm, cùng lắm có bữa liên hoan để mọi người cùng nhớ đến ngày truyền thống của ngành. Lâu rồi cũng quen.

Không hoa tươi, không bánh kẹo, không một tin nhắn chúc mừng. Đã quá trưa ngày 27.2, không khí làm việc tại BV Đa khoa huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu vẫn như mọi ngày. Có thể với nhiều y, bác sỹ trong ngành đang công tác ở các thành phố, vùng trung tâm, Ngày tôn vinh thầy thuốc Việt Nam 27.2 sẽ có nhiều hoạt động kỷ niệm, chào mừng, nhưng với bác sỹ tuyến huyện, đặc biệt là ở vùng cao thì ngày hôm nay cũng như bao ngày khác: Âm thầm, lặng lẽ cống hiến mà không hề có bất cứ đòi hỏi nào.

Y sỹ Vàng Văn Chấn (trái) hơn 30 năm trong nghề chưa bao giờ biết đến bông hoa chúc mừng Ngày Thầy thuốc VN

Y sỹ Vàng Văn Chấn (trái) hơn 30 năm trong nghề chưa bao giờ biết đến bông hoa chúc mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam


Hơn 30 năm công tác trong ngành y, gắn bó với đồng bào các dân tộc tỉnh Lai Châu, y sỹ Vàng Văn Chấn chưa bao giờ biết đến một bông hoa tươi cho Ngày thầy thuốc Việt Nam. Y sỹ Chấn cho biết: Năm nào cũng vậy, đến ngày này, anh và các đồng nghiệp sẽ được BV tổ chức tọa đàm, cùng lắm có bữa liên hoan để mọi người cùng nhớ đến ngày truyền thống của ngành. Lâu rồi cũng quen.

Đi hết các khoa, phòng làm việc, hiếm hoi lắm chúng tôi mới thấy 1 bó hoa tươi được cắm trong phòng làm việc của Giám đốc BV. Hỏi ra mới biết, đây là bó hoa do anh em trong cơ quan tự đóng góp mua, cắm trong phòng giám đốc.

BS Phan Thị Tắn – BS CK1 Phụ trách Khoa Ngoại sản cho biết: Từ sáng đến giờ tất cả mọi người đều lo phục vụ bệnh nhân, chưa ai có thời gian nghỉ. Hoa tươi là cái gì đó thật sa sỉ và xa vời với các y bác sỹ ở đây.

Bác sỹ Tắn cũng cho biết: Bệnh nhân ở đây đủ các dân tộc: Thái, Mông, Dao… còn nhiều khó khăn lắm, không có gì đâu. Nhiều người đi đẻ, chỉ đi người không, không mang theo gì nên bác sỹ, y tá ở đây còn phải chạy đi mua tã, lót cho con họ. Lại có người ôm con đến khám chỉ bọc con trong chăn mỏng, đến viện rét run, bác sỹ phải chạy vội đi lấy máy sưởi để sưởi ấm giúp rồi mới thăm khám bệnh. Phần lớn người dân ở đây đi viện được hưởng chính sách hộ nghèo, được ăn cơm, khi về được thanh toán tiền đi về (120.000 đồng/lượt đi về) theo tiêu chuẩn của dự án nước ngoài nên họ không có thói quen phải lo nghĩ gì khi đi viện.

BS Đỗ Thành Hưng đã từng có 9 năm trong nghề, tâm sự: “Ngày đi học, em còn nhận được tin nhắn từ bạn bè và hoa chúc mừng ngày thầy thuốc, chứ từ ngày đi làm, chưa bao giờ em nhận được bông hoa, lời chúc mừng cũng hiếm hoi hơn”. 

Nói về công việc của mình, BS Hưng tâm sự: Nhiều ngày vào thôn bản, mình phải đi bộ từ sáng đến trưa mới đến được nhà dân. Đến nơi, không có hộ dân nào ở nhà đành phải tự mở cửa phun thuốc dự phòng bệnh tật cho các hộ, rồi tự đóng cửa cho họ. Hôm nào may ra thì gặp hộ dân cho được 1 quả trứng hoặc họ góp gạo cho trưởng bản nấu cho bữa ăn là tốt rồi. Nhiều hôm trở về nhà đã sang chiều, đành nhịn đói. Ngày này với các bác sỹ dưới xuối hoặc thành phố, thị xã thì còn có không khí chứ ở vùng cao này có hỏi, người dân ở đây cũng không biết 27.2 là ngày gì.

Sự khó khăn trong đi lại và nhiều thiệt thòi ở vùng địa hình phức tạp nên đến nay mặc dù có rất nhiều chính sách thu hút bác sỹ về với địa phương nhưng huyện vẫn chưa có đủ bác sỹ. Ông Sùng Lử Páo - Phó Chủ tịch HĐND huyện cho biết: “Huyện đã có chính sách sẽ cấp đất ở và chi phí hỗ trợ ban đầu cho bác sỹ về huyện công tác. Tuy nhiên, từ năm 2008 đến nay, vẫn chưa có ai nộp đơn xin về mà ngược lại, số bác sỹ xin chuyển công tác lại có xu hướng tăng nên công tác y tế ở địa phương còn gặp nhiều khó khăn”.

Theo Lao Động

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang