Nguy cơ ung thư từ giấy vệ sinh

author 11:18 09/04/2016

(VietQ.vn) - Các hóa chất được sử dụng để sản xuất ra giấy vệ sinh tiềm ẩn nhiều nguy hại, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh.

Hiếm có thứ nào mà con người tiếp xúc thường xuyên như giấy vệ sinh. Thông thường, các nhà sản xuất thường sử dụng giấy tái chế từ các nguồn như giấy in, giấy photo, sách báo cũ... Với nguồn nguyên liệu này, họ phải sử dụng rất nhiều xút và nước javel để tấy trắng. Chính vì hai hóa chất này mà giấy thường mủn, dễ để lại bụi giấy khi lau.

Để tạo nên các đặc điểm của giấy vệ sinh tái chế như siêu dai, có mùi dễ chịu,…nhà sản xuất phải sử dụng những hóa chất mà tiềm ẩn nhiều nguy hại, ảnh hưởng tới con người và môi trường xung quanh.

Giấy vệ sinh có chứa các hóa chất ảnh hưởng tới sức khỏe con ngườiGiấy vệ sinh chứa hàm lượng lớn các chất tẩy trắng và hóa chất gây hại cho sức khỏe con người 

Siêu dai

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học vào năm 2010, giấy vệ sinh có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm âm hộ ở phụ nữ. Điều này là do formaldehyde được sử dụng để làm tăng độ ẩm của giấy vệ sinh, khăn ướt, khăn giấy. Không chỉ gây kích ứng da, formaldehyde cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ ung thư.

Chất tạo mùi

Không có nhiều thông tin về độ an toàn của giấy vệ sinh có chứa lotion để khử mùi khó chịu, tạo mùi thơm. Tuy nhiên người dùng cần cẩn trọng bởi lẽ nhiều đánh giá trên mạng về giấy vệ sinh có chứa lô hội và vitamin E (chiết xuất từ dầu mỏ) cho biết giấy dễ bị cháy trong quá trình sử dụng.

Giấy đã qua sử dụng trước khi tái chế

Chắc chắn là những cuộn giấy đã tái chế sẽ tạo cảm giác khô ráp ở trên mặt nhưng đó là điều bình thường vì rừng nguyên sinh không thể chỉ dùng để làm giấy vệ sinh. Giấy tái chế chủ yếu là lấy nguyên liệu từ các phần giấy thừa của ngành công nghiệp in. Trong khi đó, “giấy đã qua sử dụng trước khi tái chế” là loại giấy đã được sử dụng rồi mới mang đi tái chế. Trên thực tế giấy vệ sinh tái chế tương đối tốt, duy chỉ có một điều là nó có BPA (một loại hóa chất tạo dung để sản xuất ra nhựa PC).

Theo một nghiên cứu mới đây được công bố trên báo Khoa học môi trường và Kỹ thuật (Mỹ), con người tiếp xúc với BPA từ giấy vệ sinh ít hơn là từ các loại đồ nhựa, nên khả năng phơi nhiễm thấp. Giấy vệ sinh có khoàng 2% BPA mà con người tiếp xúc mỗi ngày. 

PCF hay ECF

PCF và ECF là ký hiệu ám chỉ loại bột tẩy trắng được sử dụng trong quá trình sản xuất giấy. PCF (không có clo trong quá trình sản xuất) xuất hiện trên nhãn dán của cuộn giấy vệ sinh cho thấy không có bột tẩy trắng được sử dụng trong quá trình sản xuất, nhung có thể nó được dùng trên các loại giấy trước đó.

ECF (không có clo trong nguyên liệu) ám chỉ ClO2 được sử dụng thay thế trực tiếp nguyên tố Clo, đây là chất mà EPA đã liệt vào danh sách đen vào năm 2001, do hàm lượng cao chất dioxin gây ung thư được thải vào trong môi trường. Quá trình ECF cho đến nay vẫn thải ra dioxin gây ung thư, mặc dù hàm lượng đã được giảm bớt đi đáng kể. 

>> Hiểm họa vô sinh từ sở thích sơn móng tay của chị em phụ nữ

Thu Thảo


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang