Nhận chìm gần 1 triệu m³ bùn thải xuống biển: Bộ Tài nguyên lên tiếng

author 10:11 14/07/2017

(VietQ.vn) - Bộ Tài nguyên Môi trường, việc nhận chìm "vật chất" nạo vét ở biển được pháp luật cho phép. Trước khi cấp phép, Bộ đã mất một thời gian để rà soát các quy định.

Chiều 13/7, ông Phạm Ngọc Sơn - Phó tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Biển và Hải đảo, đại diện Bộ Tài nguyên Môi trường báo cáo trước HĐND Bình Thuận việc cấp phép cho Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 (chủ đầu tư Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1) nhấn chìm gần một triệu m3 bùn xuống biển Vĩnh Tân.

Vnexpress thông tin, theo ông Sơn, việc nhận chìm "vật chất" nạo vét ở biển được pháp luật cho phép. Trước khi cấp phép, Bộ đã mất một thời gian để rà soát các quy định, xem xét cụ thể thấu đáo những tiêu chí, báo cáo tác động môi trường và khẳng định "vật chất" mà Công ty Vĩnh Tân 1 nhận chìm gồm bùn cát, vỏ sò, trầm tích sau khi nạo vét trước bến, vũng quay tàu trước cảng chứ không phải là chất thải trong quá trình sản xuất của công ty.

nhan-chim-gan-1-trieu-m-bun-thai-xuong-bien-bo-tai-nguyen-len-tieng

 Vùng biển Vĩnh Tân, nơi được cấp phép nhận chìm một triệu m3 bùn. Ảnh: Vnexpress

Cũng theo đại diện Bộ, việc để các "vật chất" này trên bờ sẽ khiến đất nhiễm mặn. "Chúng tôi đã lường trước tác động có thể xảy ra khi một lớp bùn cát phủ lên rạn san hô gây nước biển đục, nên khi thi công chúng ta cần giảm mức thấp nhất thiệt hại nếu có", Vnexpress dẫn lời ông Sơn nói.

Trong khu vực nhận chìm, ông Sơn cho biết sẽ lắp đặt 13 điểm quan trắc nhằm giám sát, nắm bắt các thông số nền của biển và hóa chất khác trong nước khi thi công. Khi một trong 13 vị trí quan trắc phát hiện số liệu vượt ngưỡng thì chủ đầu tư phải dừng ngay.

Ông Sơn cho rằng Bộ sẽ giám sát theo giấy phép từ vị trí, chất nạo vét, khối lượng trên sà lan, đường đi... UBND tỉnh Bình Thuận cũng thành lập tổ giám sát đặc biệt, cùng với Viện Hải dương học Nha Trang được chỉ định giám sát độc lập.

"Bộ quan niệm phát triển kinh tế không đánh đổi môi trường. Do vậy việc cấp phép và giám sát luôn được thực hiện thận trọng. Trước nhiều ý kiến phản biện quan tâm môi trường, chúng tôi đang bàn với Viện Hàn lâm khoa học đánh giá lại một lần nữa…", ông Sơn khẳng định.

Tuy nhiên, Sài gòn giải phóng đưa tin, tại buổi làm việc, một số đại biểu HĐND tỉnh Bình Thuận vẫn tỏ ra lo ngại về việc cho phép được nhận chìm.

Nguy hiểm khôn lường biện pháp phòng chống sét đánh trong mùa mưa (VietQ.vn) - Hàng năm đều có trường hợp sét đánh chết người và gây hư hại tài sản. Đây là hiện tượng thời tiết thường xuyên xảy ra và rất nguy hiểm cần có biện pháp phòng tránh.

Tờ báo này dẫn lời đại biểu Nguyễn Toàn Thiện cho rằng: “Việc đào chỗ này, lấp chỗ kia có tác hại gì không? Bùn thải đậm đặc (cát, sỏi, bùn..) khi bỏ vào chất lỏng (nước biển) chắc chắn sẽ hòa tan. Liệu đổ mùa này, sang mùa sau bùn thải có phát tán ra môi trường biển không? Việc nhận chìm lần đầu tiên chúng ta làm, khi xảy ra sự cố phải làm như thế nào?”. Trả lời những thắc mắc này, ông Phạm Ngọc Sơn cho biết, trong quá trình nhận chìm nếu có bất kỳ sự cố về môi trường nào thì phía chủ dự án phải dừng hoạt động ngay lập tức.

Lâm Anh (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang