Nhập lậu lượng lớn nguyên liệu thuốc bắc là Đẳng sâm và Đương quy

author 16:24 13/04/2021

(VietQ.vn) - Trong lúc kiểm tra, kiểm soát địa bàn Đội QLTT số 6 tỉnh Lạng Sơn đã phát hiện và thu giữ lượng lớn thuốc bắc có dấu hiệu nhập lậu.

Theo tin tức từ Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Lạng Sơn, Đội QLTT số 6 phối hợp với Đội 389 tỉnh tiến hành khám, kiểm tra xe ô tô Suzuki APV biển kiểm soát 20A- 103.79 đang dừng đỗ tại Ngã tư Mỹ Sơn, phường Vĩnh Trại, Thành phố Lạng Sơn có dấu hiệu chở hàng hóa vi phạm.

Lực lượng QLTT tỉnh Lạng Sơn kiểm tra số thuốc bắc nhập lậu. Ảnh: Cục QLTT Lạng Sơn 

Tiến hành kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trong khoang chứa hàng của xe ô tô có 11 bao tải dứa màu xanh có chữ nước ngoài bên mặt ngoài vỏ bao.

Tiến hành kiểm tra thực tế, lực lượng chức năng phát hiện bên trong các bao tải có chứa 2 mặt hàng làm nguyên liệu thuốc bắc gồm Đẳng sâm (244 kg) và Đương quy (125 kg). Số hàng trên có giá trị ước tính gần 50 triệu đồng.

Tại thời điểm kiểm tra, lái xe là ông Vi Văn Mừng, địa chỉ xã Yên Khoái, huyện Lộc Bình không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp và giấy tờ kiểm nghiệm của số hàng là nguyên liệu thuốc bắc trên xe.

Để ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính, hiện Đội QLTT số 6 đã tiến hành lập biên bản, tạm giữ toàn bộ tang vật và phương tiện trên để tiến hành xác minh làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.

Ngang nhiên bán son dưỡng môi, máy sấy tóc giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng(VietQ.vn) - Lực lượng QLTT tỉnh Hà Giang vừa tiến hành xử phạt và buộc tiêu hủy sản phẩm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu đã được bảo hộ tại Việt Nam của một cơ sở kinh doanh.

Trong diễn biến liên quan tới công tác phòng chống, ngăn chặn tình trạng nhập lậu hàng hóa, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh do đồng chí Đặng Văn Ngọc, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh, Phó trưởng Ban thường trực BCĐ 389 tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra thực tế và làm việc với BCĐ 389 huyện Lộc Bình về công tác chống buôn lậu, vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm từ gia súc, gia cầm nhập lậu trên địa bàn huyện.

Theo đó, Đoàn công tác đã tiến hành đi kiểm tra thực tế tại một số đường mòn thuộc địa bàn các xã Yên Khoái, Tú Mịch; các mốc giới 1244-1245, mốc 1238…; Nghe báo cáo về tình hình buôn lậu gia cầm và công tác chống buôn lậu của các cơ quan chức năng trên địa bàn huyện từ đầu năm đến nay.

Theo lực lượng chức năng, trong thời gian qua, với sự chỉ đạo quyết liệt của BCĐ 389 huyện, các lực lượng chức năng trực tiếp chống buôn lậu trên địa bàn đã thực hiện nghiêm túc công tác phối hợp chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. 

Trên tuyến biên giới, Đồn biên phòng Chi Ma đang duy trì 18 lán chốt chặn cố định, túc trực 24/24 giờ để ngăn chặn tình trạng xuất nhập cảnh trái phép gắn với buôn lậu, qua đó đã giảm đáng kể tình trạng vận chuyển hàng lậu qua biên giới.

Trong quý I năm 2021, các lực lượng chức năng trên địa bàn huyện đã kiểm tra, xử lý 73 vụ vi phạm với trị giá hàng hóa vi phạm bi tịch thu lên đến gần 4 tỷ đồng. Riêng đối với sản phẩm từ gia súc, gia cầm nhập lậu, đã tịch thu đem tiêu hủy gần 1.500kg nầm lợn, gần 24.000 gà con giống, trên 9.000 túi chân gà đóng gói v..v.

Đồng chí Đặng Văn Ngọc, Cục trưởng Cục QLTT tỉnh- đại diện Thường trực Ban chỉ đạo 389 tỉnh đánh giá cao công tác chỉ đạo và triển khai thực hiện nhiệm vụ chống buôn lậu của huyện Lộc Bình thời gian qua. Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại trong thời gian tiếp theo, đại diện Thường trực Ban chỉ đạo 389 tỉnh đề nghị Đồn biên phòng Chi Ma tiếp tục duy trì tốt công tác phối hợp với các lực lượng, đặc biệt là lực lượng Hải quan tổ chức chốt chặn trên tuyến biên giới, thực hiện có hiệu quả công tác ngăn chặn buôn lậu thẩm thấu qua địa bàn quản lý.

Các lực lương chức năng như Công an, Quản lý thị trường trên địa bàn tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát trên khâu lưu thông, hỗ trợ các lực lượng trên tuyến biên giới đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh, không để hình thành các đường dây tụ điểm buôn lậu gây bức xúc trong quần chúng nhân dân. Các lực lượng chức năng trên địa bàn thực hiện tốt quy chế phối hợp, thường xuyên trao đổi thông tin, phối hợp tốt với cấp ủy chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền vận động nhân dân trên địa bàn không tiếp tay cho buôn lậu.

Đẳng sâm là gì và tác dụng ra sao?

Đẳng sâm tên khoa học là Codonopsis pilosula. Loại thực vật này thuộc họ nhà hoa chuông, được trồng chủ yếu ở Trung Quốc, phân bố tại các tỉnh như Tức Xuyên, Hồ Bắc, Vân Nam, Sơn Tây, Hà Nam, Cam Túc, Hắc Long Giang, Ninh Hạ,… Do giá trị dược tính cao, hiện nay tại Việt Nam cũng đã cho quy hoạch trồng loại thảo dược này theo quy mô lớn tại các vườn dược liệu ở Quảng Nam, Lâm Đồng, Đà Nẵng, Kon Tum, Lai Châu, Lạng Sơn, Cao Bằng,…Đây là loại dược liệu thân cỏ, dạng leo. Phần thân cây có màu tím, lông trắng bao phủ xung quanh, cây mọc nhờ vào các loại thực vật khác hoặc bò dưới mặt đất.

Lá của Đẳng sâm có màu xanh hơi ngả vàng, hình trái tim, phần mặt trước được bao phủ lớp lông nhung, mặt dưới màu nhạt hơn. Hoa của cây mọc ở kẽ lá, có màu trắng vàng nhạt, quả màu xanh bên trong chứa nhiều hạt màu nâu. Bộ phận được sử dụng nhiều nhất là rễ. Rễ sau khi được đào sẽ loại bỏ lớp đất, phân loại, phơi khô rồi đem bảo quản.

Theo nghiên cứu khoa học, người ta tìm thấy trong thành phần của loại sâm này có chứa một số thành phần hóa học sau: insulin, alkaloid, sucrose, glucose, saponin, fructose, choline,tangshenoside,…

Trong đông y, Đẳng sâm có vị ngọt, tính bình mang lại tác dụng qui vào kinh phế, túc thái âm, kinh thù. Nhờ vậy, sâm sở hữu những công dụng tuyệt vời như sau:

Đương quy là gì và có tác dụng ra sao?

Đương quy là cái tên khá quen thuộc đối với nhiều người, thường được dùng trong các bài thuốc chữa bệnh và là nguyên liệu quan trọng cho các món ăn bồi bổ sức khỏe. Đây là một trong những loại thảo dược quý hiếm nhất trong Đông y và cũng là loại thảo dược được nhiều người săn lùng nhất hiện nay.

Đương quy có mùi thơm đặc biệt, là cây thảo sống lâu năm, có chiều cao trung bình từ 40cm – 1m. Thân đương quy hình trụ, màu tím, có rãnh dọc. Lá đương quy mọc so le, có dạng lá kép xẻ 3 lần lông chim, cuống lá dài, có bẹ ôm lấy thân, mép lá chia thùy và răng cưa không đều. Theo y học cổ truyền, đương quy là vị thuốc có tính ấm, vị ngọt, hơi cay có tác dụng bổ huyết hoạt huyết, nhuận táo hoạt trường, điều huyết thông kinh. Đương quy chủ trị các bệnh thai tiền sản hậu, đau tê chân tay, tổn thương do té ngã, tâm can huyết hư và trị nhọt lở loét, khái suyễn.

An Dương

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang