Nhiều doanh nghiệp xin tạm dừng bán xăng sinh học E5 vì lợi nhuận thấp

author 09:33 18/10/2017

(VietQ.vn) - Nhiều doanh nghiệp xin tạm dừng bán xăng sinh học E5 do người tiêu dùng không ủng hộ khiến lượng bán thấp, chiết khấu cũng thấp, không đủ bù đắp chi phí đầu vào.

Theo đó, thông tin doanh nghiệp xin ngừng bán xăng sinh học E5 được đại diện Sở Công Thương TP.HCM đưa ra Hội thảo "Sử dụng nhiên liệu sinh học - Giải pháp phát triển bền vững" do Bộ Công Thương tổ chức ngày 17/10. Hiện trên địa bàn thành phố có 240/533 cửa hàng xăng dầu tham gia phân phối xăng sinh học E5, thấp hơn so với con số 282/532 một năm trước đó.

Nhiều doanh nghiệp xin tạm dừng bán xăng sinh học E5 vì lợi nhuận thấp

Nhiều doanh nghiệp xin tạm dừng bán xăng sinh học E5 vì lợi nhuận thấp - Ảnh Tiền Phong. 

Sở dĩ có tình trạng này là do doanh thu của các cửa hàng kinh doanh xăng sinh học E5 đang rất thấp so với kinh doanh xăng khoáng A92, A95. Sản lượng tiêu thụ chậm, tồn kho nhiều ngày, tỉ lệ hao hụt rất cao, mức chiết khấu thấp không bù đắp được chi phí hoạt động của cửa hàng và ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp cũng là những thực tế mà nhiều DN, đại lý kinh doanh xăng dầu phải đối mặt.

Nguyên nhân khiến sản lượng mặt hàng xăng dầu này giảm là do người tiêu dùng không có thói quen chuyển qua tiêu dùng xăng sinh học E5, chênh lệch giá bán giữa xăng sinh học E5 và xăng khoáng A92 là 270 đồng/lít cũng không hấp dẫn người tiêu dùng. Vì vậy, người tiêu dùng vẫn còn tâm lý e ngại khi được giới thiệu và khuyến khích dùng thử.

Tại Hội thảo, đại diện Sở Công Thương TP.HCM đề xuất giảm thuế, miễn thuế tiêu thụ đặc biệt, chiết khấu hoa hồng, phí, môi trường... để giảm giá thành nguồn ethanol, giảm giá bán xăng sinh học E5 thấp hơn giá bán xăng khoáng A92 khoảng 1.000 - 2.000 đồng/lít, cùng đó tạo cơ chế để bảo vệ người tiêu dùng, không để người tiêu dùng bị thiệt, doanh nghiệp (DN) xăng dầu có đủ lợi nhuận để hoạt động, khi đó mới có thể tính tới đẩy mạnh sử dụng xăng E5 trên thị trường.

Lãnh đạo Sở Công Thương TP.HCM cũng cho rằng, việc các nhà máy sản xuất nguyên liệu trong nước đang đóng cửa, hoạt động cầm chừng đã dẫn đến chi phí sản xuất ethanol cao, kéo theo giá thành xăng sinh học E5 cao. Ngoài ra, việc kinh doanh xăng sinh học E5 triển khai thực hiện thí điểm trên phạm vi 5 tỉnh, thành không đồng bộ và kịp thời cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc phân phối xăng sinh học E5.

Giám đốc Sở Công Thương Quảng Ngãi, ông Trần Phước Hiền cho biết, đến hết tháng 8/2017, trên địa bàn toàn TPHCM có 240/533 cửa hàng xăng dầu tham gia phân phối xăng sinh học E5 (tỉ lệ 45%) với sản lượng tiêu thụ bình quân đạt 8.053 m3/tháng, chiếm 6,2% tổng sản lượng tiêu thụ xăng dầu trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, đến nay, sản lượng tiêu thụ xăng E5 đang có chiều hướng giảm do người tiêu dùng không chuyển qua tiêu dùng xăng sinh học E5.

Mức chênh lệch giá bán giữa xăng sinh học E5 và xăng khoáng A92 hiện quá thấp, theo đại diện Sở Công Thương TPHCM, chỉ ở mức 270 đồng/lít thực sự không hấp dẫn người tiêu dùng trong bối cảnh vẫn còn tâm lý e ngại khi được giới thiệu và khuyến khích dùng thử.

Tuy nhiên, điều khiến cơ quan quản lý cảm thấy lo lắng chính là việc doanh thu của các cửa hàng kinh doanh xăng sinh học E5 đang rất thấp so với kinh doanh xăng khoáng A92, A95. Sản lượng tiêu thụ chậm, tồn kho nhiều ngày, tỉ lệ hao hụt rất cao, mức chiết khấu thấp không bù đắp được chi phí hoạt động của cửa hàng và ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp cũng là những thực tế mà nhiều DN, đại lý kinh doanh xăng dầu phải đối mặt.

Để việc triển khai bán xăng E5 hiệu quả, theo ông Hiền, cần có cơ chế hỗ trợ, chính sách giảm thuế, miễn Thuế tiêu thụ đặc biệt, phí, thuế môi trường và tăng tỷ lệ chiết khấu hoa hồng từ 1.000 - 2.000 đồng/lít thì mới tạo được yếu tố hấp dẫn, khuyến khích DN và người tiêu dùng tham gia phân phối, sử dụng, theo báo Tiền Phong.

HD (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang