'Quái thú' trong kho vũ khí Nga nhả đạn như mưa 'nướng chín' mục tiêu chớp nhoáng

author 21:00 02/01/2018

(VietQ.vn) - Pháo phản lực BM-13 là vũ khí quân sự do Nga chế tạo từ thời kỳ chiến tranh. Lợi thế của pháo phản lực này là khả năng bắn phóng loạt thiêu cháy mọi thứ khi khai hỏa.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Năm 1938, Nga lúc đó là Liên Xô ra mắt hệ thống pháo phản lực BM-13. Trong đó, xe phóng gồm 24 ray thép lắp trên thùng xe vận tải ZiS-6, mỗi ray có thể phóng một quả đạn M-13 có đường kính 132 mm, trang bị đầu đạn nổ mạnh (HE) nặng 5 kg và có tầm bắn tối đa 8,7 km.

Một tiểu đoàn 8 xe BM-13 có thể phóng ra một tấn chất nổ mạnh và mảnh văng chỉ trong vài giây. Độ chính xác của pháo phản lực BM-13 được cải thiện so với mẫu RS-132, nhưng vẫn không đủ hiệu quả khi tiêu diệt các mục tiêu nhỏ như lô cốt hoặc cứ điểm. BM-13 chỉ tỏ ra hữu ích trong việc bắn phá khu vực rộng lớn, làm mềm trận địa của đối phương trước mỗi đợt tấn công.

 Pháo phản lực của Nga khai hỏa. Ảnh: TTXVN

 Pháo phản lực của Nga khai hỏa. Ảnh: TTXVN

Pháo phản lực BM-13 được đưa vào biên chế ngay sau Đức tiến hành chiến dịch xâm lược Nga và tham chiến trong suốt Thế chiến II. Các bệ pháo phản lực lắp trên xe tải rất dễ chế tạo. Nga thường gắn các bệ phóng lên khung gầm Studebaker được Mỹ cung cấp qua chương trình viện trợ Lend-Lease. Xuồng bọc thép, xe lửa, xe tăng và phương tiện khác cũng có thể lắp đặt bệ phóng đạn M-13.

Huyền thoại pháo phản lực BM-13 được coi là hệ thống pháo phản lực đầu tiên của Nga. Trong lần đầu tiên được sử dụng vào tháng 7/1941, khẩu đội pháo Katyusha chỉ mất 8 giây để phóng 132 tên lửa vào khu tập trung xe tăng của Đức quốc xã, biến chúng thành sắt vụn.

Pháo phản lực BM-13 có nhiều hậu duệ đó là BM-21 "Grad" và pháo phản lực BM-27 "Uragan" được cung cấp cho quân đội Nga trong năm 1975.

BM-27 "Uragan" mang ít ray bệ phóng hơn BM-21 "Grad" nhưng sức công phá của các đầu đạn từ pháo phản lực này lại được đánh giá đáng gờm hơn. Một cuộc tấn công từ BM-27 "Uragan" có thể san phẳng 40 ha diện tích cách xa 35 km.

Tiếp theo là pháo phản lực BM-30 "Smerch" ra mắt năm 1987 còn được đánh giá cao hơn nhiều. Một xe BM-30 "Smerch" có thể phóng 12 rocket nhiệt áp cỡ nòng 300 mm. BM-30 "Smerch" có thể tấn công mục tiêu kẻ thù ở khoảng cách 20 km và khiến 70 ha diện tích của kẻ địch biến mất.

Uy lực vũ khí khó có thể bị phát hiện dù bay sát mặt đất(VietQ.vn) - Trực thăng tấn công WZ-10 là vũ khí được coi là một quân bài chủ lực của Trung Quốc có thể hoạt động trong mọi điều kiện dù khắc nghiệt.

Nói về công nghệ chế tạo pháo phản lực, Nga chưa bao giờ dừng lại mà luôn luôn tìm cách phát triển.  Được biết, mới đây Viện thiết kế Tula đang phát triển một loại pháo phản lực mới có khả năng hủy diệt khu vực rộng gấp 10 lần sân bóng đá.

Boris Belobraghin, nhà thiết kế chính của Tula Splav cho biết dự án mới có tên "đột phá" đây là một loại pháo phản lực có sức mạnh vượt qua cả loại Tornado - S (mạnh nhất của Nga hiện nay)."Hiện giờ chúng tôi đang ở giai đoạn thiết kế và thử nghiệm (loại pháo phản lực mới)", ông Belobraghin cho biết.

Tổng giám đốc Phòng thiết kế Tula Vladimir Lepin tiết lộ thêm ra loại pháo phản lực mới (MRLS) sử dụng công nghệ tự động và robot hóa với khả năng vận chuyển dễ dàng, tính năng bảo vệ tăng cường cho tổ lái cũng khả năng phối hợp hoạt động với các tổ hợp vũ khí khác.

Hãng thông tấn RT dẫn lời chuyên gia quân sự Viktor Murakhovsky cho biết một đặc điểm quan trọng của loại pháo phản lực mới là độ chính xác. Loại đạn mới sử dụng hệ thống dẫn đường hỗn hợp từ quán tính tới định vị vệ tinh cũng như radar dẫn đường giúp chúng có sai sổ nhỏ hơn hết thảy các loại đạn phản lực của Nga từ trước đến nay.

An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang