Phát hiện 'siêu' bão Mặt Trời cực mạnh- 'Thảm họa' đang ngày càng rất gần Trái Đất ?

author 19:05 02/10/2017

(VietQ.vn) - Theo NASA, cơ quan này vừa phát hiện một cơn bão Mặt Trời cực mạnh nhất mà nếu đánh trúng Trái Đất nó sẽ gây thảm họa khủng khiếp.

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Vệ tinh của Cơ quan Hàng Không và Vũ Trụ Mỹ (NASA) vừa ghi nhận được cơn bão Mặt Trời mạnh nhất trong vòng 14 năm qua. Vụ nổ lớn được quan sát qua kính thiên văn Hinode trong ngày 10/9 và nó giải phóng năng lượng mạnh đến mức gây ngợp bộ phận cảm ứng của vệ tinh NASA.

Hệ thống phân loại bão Mặt Trời phân chia hiện tượng theo từng cấp độ, gồm ký hiệu B,C,M và X, trong đó X là cấp độ cao nhất. Giống như độ Richter được quy định trong thảm họa động đất, mỗi chữ cái thể hiện cấp độ năng lượng tăng gấp 10.

Bão Mặt Trời cấp X xảy ra khi các từ trường trên Mặt Trời va vào nhau và kết nối lại, gây ra các vòng sáng có kích thước lớp gấp 10 lần kích thước Trái Đất giải phóng từ bề mặt Mặt Trời.

Bão Mặt Trời đang ngày càng mạnh ảnh hưởng không nhỏ tới Trái Đất. Ảnh minh họa

Bão Mặt Trời đang ngày càng mạnh ảnh hưởng không nhỏ tới Trái Đất. Ảnh minh họa 

Nếu một vụ nổ Mặt Trời đánh trúng Trái Đất, hiện tượng phun trào sẽ đẩy các đám mây phân tử chứa hạt electron và ion vào bầu khí quyển của chúng ta. Chỉ sau 1-2 ngày, các đám mây đó sẽ phản ứng với các phân tử oxy và ni-tơ tạo ra ánh sáng huỳnh quang trên trời – hay được biết đến với tên gọi cực quang.

Bão Mặt Trời mạnh nhất mà các nhà khoa học từng ghi nhận xảy ra trong năm 2003, khi vụ nổ này vô hiệu hóa máy cảm ứng đo mức năng lượng. Sự kiện năm đó được xếp vào cấp độ X-17, nhưng nó được ước tính phát ra năng lượng sát cấp độ X-45.

Trong khi đó, năm 1859, thế giới cũng được chứng kiến sự kiện bão Mặt Trời đánh trúng Trái Đất, gây ra hiện tượng “Sự kiện Carrington” – đánh sập toàn bộ hệ thống đánh điện trên khắp châu Âu và Bắc Mỹ.

Hiện các nhà khoa học vẫn đang tích cực nghiên cứu về bão Mặt Trời cấp X như chìa khóa để tìm hiểu vì sao nó xuất hiện và có thể mở ra quy trình dự đoán khi nào nó xảy đến.

Cảnh báo về cơn bão Mặt Trời mạnh nhất thập kỷ vừa được đưa ra trong khi Trái Đất đang đối mặt với hàng loạt siêu bão và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt.

Theo cơ quan NASA: “Giai đoạn này các đợt phun trào trên Mặt Trời là rất hiếm nhưng lịch sử đã chứng minh chúng vẫn có thể có sức mạnh không ngờ”.

Một vụ phun trào trên Mặt Trời, hay bão Mặt Trời, xảy ra khi năng lượng từ trường trong vùng lân cận của vết đen trên Mặt Trời bị giải phóng, làm xuất hiện một điểm cháy sáng trong khoảng thời gian 10 phút hoặc ít hơn.

Sự phun trào có thể phóng ra một loạt các năng lượng điện từ, từ tia X nhìn thấy được cho đến các tia gamma nhiều năng lượng hơn. Tác động của hiện tượng này có thể bao gồm khiến hành khách trên bay bay trải qua bức xạ cao hơn thường lệ, dù không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng.

Mặt Trời đang phát ra bức xạ mạnh chưa từng có hướng thẳng đến Trái Đất(VietQ.vn) - Theo cơ quan vũ trụ NASA, mặt trời đang giải phóng một phần các tia bức xạ dữ dội nhất từng được ghi lại và Trái đất sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Theo nghiên cứu của các nhà kho học, bão Mặt Trời được hình thành từ một vụ nổ trên bề mặt "hành tinh lửa", còn được gọi là lửa Mặt Trời. Vụ nổ này sẽ phóng ra các tia X và tia UV về phía Trái Đất với tốc độ ánh sáng. Vì vậy, chỉ vài giờ sau khi vụ nổ xảy ra, các hạt mang điện tích (electron và proton) sẽ làm chập các vệ tinh và phá hủy các thiết bị điện tử trên đó.Tiếp đó, các đám mây từ plasma được hình thành và thường mất hơn một ngày để di chuyển đến Trái Đất.

Tất nhiên, các đám mây này thường bị lớp từ trường bao quanh Trái Đất làm chuyển hướng, nhưng trong trường hợp chúng đủ mạnh để xuyên ra "lớp áo giáp" này thì những hậu quả gây ra sẽ là một thảm họa thực sự.

Theo các chuyên gia, bão Mặt Trời có thể gây mất điện trên diện rộng, làm hỏng các vệ tinh, hệ thống thông tin liên lạc, các thiết bị kỹ thuật số như điện thoại thông minh, TV, radio...

Trung bình cứ 200 năm mới xảy ra một trận siêu bão Mặt Trời. Trong thời điểm hiện tại, Mặt Trời đang ở cuối chu kỳ và sở hữu năng lượng cực đại nên nhiều khả năng có thể tạo ra các cơn bão mới.

Phân tích các số liệu về bão Mặt Trời trong 50 năm qua, nhà vật lý học Pete Riley từng dự báo khả năng Trái Đất phải đón một siêu bão Mặt Trời trong một thập kỷ tới là 12%.

Trước tình hình này, các quốc gia đang đẩy mạnh chương trình cảnh báo sớm bão Mặt Trời bằng việc quan sát bề mặt hành tinh này và phân tích các thông số do vệ tinh cung cấp.

Hiện tượng cực quang - được sinh ra khi các hạt điện tích trong bão Mặt Trời tương tác với từ trường của các hành tinh và tạo nên các màu sắc đặc trưng trên bầu trời đêm - là một trong những dấu hiệu được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm để dự báo bão Mặt Trời.

An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang