Sơ cứu khi bị ngộ độc Paracetamol

author 18:59 25/10/2015

(VietQ.vn) - Người dùng thuốc sau vài giờ có cảm giác buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi. Trong vòng 18 - 72 giờ có thể đau bụng kèm theo gan sưng to, sờ thấy gan đau.

Sự kiện: Mẹo vặt gia đình

Paracetamol là thuốc hạ sốt thông thường, được chỉ định dùng cho các trường hợp bị sốt trên 380C. Số lần dùng và liều lượng thuốc do bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên, người bệnh thường có tâm lý sử dụng ngay Paracetamol khi có triệu chứng sốt và cảm cúm. Do không cẩn trọng và thiếu hiểu biết nên nhiều người đã bị ngộ độc do sử dụng quá liều. Việc xử trí khi bị ngộ độc Paracetamol thế nào cho đúng để tránh những hậu quả đáng tiếc là một vấn đề cần được quan tâm.

Khi vào cơ thể, paracetamol được chuyển hóa tại gan. Vốn lành tính nhưng khi uống quá liều, paracetamol sẽ được chuyển hóa tạo ra các chất độc với tế bào gan, gây phá hủy tế bào gan dẫn đến viêm gan nhiễm độc gây hậu quả nghiêm trọng Do đó, cần biết cách sơ cứu ngộ độc Paracetamol để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Triệu chứng ngộ độc Paracetamol

Sơ cứu ngộ độc paracetamol

Cần biết cách sơ cứu ngộ độc Paracetamol để tránh những hậu quả đáng tiếc

Người dùng thuốc sau vài giờ có cảm giác buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi. Trong vòng 18 - 72 giờ có thể đau bụng kèm theo gan sưng to, sờ thấy gan đau. Nếu không cấp cứu kịp thời thì sẽ dẫn đến suy gan. Người bị suy gan sẽ bị vàng da, hôn mê, đông máu nội mạch rải rác, chảy máu, hạ đường huyết, dẫn tới tử vong.

Sơ cứu trường hợp ngộ độc Paracetamol 

Ngay khi uống quá liều Paracetamol cần nghĩ ngay đến tình trạng ngộ độc chứ không cần phải đợi đến khi có các triệu chứng bị ngộ độc thì mới xử lý. Sơ cứu ban đầu cần thực hiện là gây nôn ngay khi mới uống thuốc. Ngoài ra, có thể dùng than hoạt hoặc thuốc tẩy muối hay nước chè đặc để làm giảm hấp thu lượng độc cho gan.

Để gây nôn, có thể cho tay vào sâu bên trong cổ họng bệnh nhân nếu là trẻ em. Vì bé không dám tự gây nôn cho mình. Nếu bệnh nhân là người lớn, có thể hướng dẫn để bệnh nhân tự làm. Lúc này, việc gây nôn quan trọng hơn việc để ý tới ngón tay nhiễm khuẩn. Do đó, chỉ cần ngón tay sạch là có thể thực hiện. Khi ngón tay chọc vào gốc lưỡi, phản xạ nôn sẽ xuất hiện.

Sơ cứu ngộ độc paracetamol 

Để sơ cứu ngộ độc Paracetamol, việc đầu tiên là làm cho nạn nhân nôn ra để tránh thuốc ngấm vào máu

Cách phòng tránh ngộ độc Paracetamol

Khi bị cảm cúm, đặc biệt là trẻ em không nên dùng Paracetamol để tự điều trị quá 5 ngày, đối với người lớn không quá 10 ngày. Những người bị bệnh gan, suy dinh dưỡng, nghiện rượu, những người đang bị mất nước (do sốt cao kéo dài), người đang dùng các thuốc chống co giật (điều trị động kinh) phải thận trọng và chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ.

Liều thông thường giảm sốt cho trẻ là 10 - 15mg/kg cân nặng, ngày uống 3 - 4 lần, và liều tối đa cho trẻ không quá 60mg/kg/ngày. Người lớn mỗi lần uống 500 - 1.000mg, ngày uống 3 lần, không nên quá 3g trong ngày. Riêng đối với người cao tuổi, liều dùng nên thấp hơn do chức năng gan đã kém.

Tuyệt đối không nên uống rượu khi dùng thuốc và uống nhiều loại thuốc cảm cúm cùng một lúc. Khi có biểu hiện ngộ độc, bằng mọi cách phải gây buồn nôn, cho uống than hoạt tính giải độc. Trong mọi trường hợp đều cần rửa dạ dày nên tốt nhất là đưa người bị ngộ độc đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

Ly Ly (T/h)


 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang