Khái niệm thương mại song song trong sở hữu trí tuệ

author 14:20 14/12/2015

(VietQ.vn) - Thương mại song song là việc kinh doanh hàng hóa chính hiệu đã được chính chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ đưa ra thị trường nước ngoài.

Sự kiện: SỞ HỮU TRÍ TUỆ - PHÁT TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ

Thương mại song song là việc kinh doanh những hàng hóa chính hiệu đã được chính chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ, hoặc chủ thể khác được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ đưa ra thị trường nước ngoài. Việc kinh doanh này diễn ra song song với các kênh phân phối được uỷ quyền.

Thương mại song song là mối liên hệ mật thiết với quyền sở hữu trí tuệ

Thương mại song song là mối liên hệ mật thiết với quyền sở hữu trí tuệ

Phân loại

a) Nhập khẩu song song

Nhà phân phối không được uỷ quyền của nước B nhập khẩu sản phẩm từ nước A vào nước B không dựa trên sự cho phép của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ cũng như các chủ thể được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ ở cả nước A và B. Trong trường hợp này, A là nước xuất khẩu, B là nước nhập khẩu, nhà phân phối không được uỷ quyền chính là nhà nhập khẩu song song.

Điều kiện nhập khẩu song song là: P1 + T < P2. Cụ thể, P1 là giá bán sản phẩm ở nước A; P2 là giá bán sản phẩm ở nước B; T là các chi phí cần thiết như chi phí vận chuyển và chi phí hành chính. Tức là giá bán sản phẩm ở nước nhập khẩu phải cao hơn giá bán sản phẩm ở nước xuất khẩu.

Giữa nhập khẩu song song và nhập khẩu lại có hai điểm khác biệt cơ bản. Thứ nhất, trong trường hợp nhập khẩu song song, hàng hoá thuộc kênh phân phối được uỷ quyền của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ khác với hàng hoá được nhập khẩu nhưng những hàng hoá này mang cùng một nhãn hiệu. Còn trong trường hợp nhập khẩu lại, hàng hoá được nhập khẩu lại chính là hàng hoá đã xuất khẩu đi. Thứ hai, nhập khẩu song song có thể xảy ra giữa hơn hai nước, trong khi đó nhập khẩu lại chỉ xảy ra giữa hai nước.

Cần nắm vững những khái niệm về quyền sở hữu trí tuệ để phân biệt được nhập khẩu và nhập khẩu song song

Cần nắm vững những khái niệm về quyền sở hữu trí tuệ để phân biệt được nhập khẩu và nhập khẩu song song

b) Xuất khẩu song song

Nhà phân phối không được uỷ quyền của nước B xuất khẩu sản phẩm từ nước B sang nước A không dựa trên sự cho phép của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ cũng như các chủ thể được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ ở cả nước A và B. Trong trường hợp này, A là nước nhập khẩu; B là nước xuất khẩu; nhà phân phối không được uỷ quyền là nhà xuất khẩu song song.

Điều kiện xuất khẩu song song là: P2 + T < P1. Cụ thể, P1 là giá bán sản phẩm ở nước A; P2 là giá bán sản phẩm ở nước B; T là những chi phí cần thiết như chi phí vận chuyển và chi phí hành chính. Như vậy, giá bán sản phẩm ở nước xuất khẩu thấp hơn giá bán sản phẩm ở nước nhập khẩu.

Đặc điểm cơ bản

- Thương mại song song là một hiện tượng kinh tế xảy ra đối với tất cả các loại hàng hoá.

- Hàng hoá chính hiệu được đưa ra thị trường nước ngoài bởi chính chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc chủ thể khác được chủ sở hữu cho phép.

Chủ thể nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ ở nước xuất khẩu và ở nước nhập khẩu là một

Chủ thể nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ ở nước xuất khẩu và ở nước nhập khẩu là một

- Chủ thể nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ ở nước xuất khẩu và ở nước nhập khẩu là một, hoặc là những chủ thể khác nhau nhưng có mối quan hệ pháp lý và/hoặc kinh tế với nhau. Trong hoạt động này có hai nhà kinh doanh, đó là nhà kinh doanh được uỷ quyền và nhà kinh doanh không được uỷ quyền và hoạt động này có thể xảy ra giữa hai nước trở lên.

Phan Huyền

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang