Tại sao Mặt Trăng nhỏ hơn nhưng có lúc che khuất được cả Mặt Trời?

author 06:40 05/12/2018

(VietQ.vn) - Thực tế có rất nhiều hiện tượng trùng hợp đáng kinh ngạc khiến cho Mặt Trăng và Mặt Trời không cùng kích cỡ mà vẫn che khuất được nhau.

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Theo các nhà nghiên cứu, kích cỡ của Mặt Trời rõ là lớn hơn Mặt Trăng và trên thực tế, là vật thể lớn nhất trong Hệ Mặt Trời. Câu hỏi đặt ra là tại sao nhỏ như Mặt Trăng mà cũng che khuất được Mặt Trời ?

Theo tính toán của các nhà khoa học, Mặt Trời có đường kính lớn hơn Mặt Trăng 400 lần, và Mặt Trời cũng xa Trái Đất với khoảng cách gấp 400 lần quãng đường giữa Mặt Trăng và Trái Đất. Đó chính là lý do vì sao Mặt Trăng và Mặt Trời lại có kích cỡ tương đương nhau trên bầu trời kia. Đó cũng giải thích cho việc tạo sao thỉnh thoảng ta có được một sự kiện Nguyệt thực gần như hoàn hảo.

Mặt Trăng dù nhỏ hơn nhưng có lúc lại che khuất được Mặt trời

Mặt Trăng dù nhỏ hơn nhưng có lúc lại che khuất được Mặt trời 

Nguyệt thực là hiện tượng thiên văn khi Mặt Trăng đi vào hình chóp bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời. Điều này chỉ có thể xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng hoặc xấp xỉ thẳng hàng với nhau, với Trái Đất ở giữa. Do vậy, nguyệt thực chỉ có thể xảy ra vào những ngày trăng tròn. Kiểu và chiều dài của nguyệt thực phụ thuộc vào vị trí của Mặt Trăng so với các điểm nút quỹ đạo của nó.

Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi ánh sáng Mặt Trời trực tiếp bị bóng của Trái Đất che hoàn toàn. Ánh sáng duy nhất nhìn thấy được là khúc xạ qua bóng tối của Trái Đất. Ánh sáng này có màu đỏ vì cùng lý do hoàng hôn có màu đỏ, do sự tán xạ Rayleigh của các tia sáng màu có bước sóng ngắn hơn. Bởi vì màu đỏ của nó, nguyệt thực toàn phần đôi khi được gọi là mặt trăng máu.

Đại dương đang bị ‘hút’ hết nước, thảm họa nào sẽ đến với Trái đất?(VietQ.vn) - Các nhà khoa học cảnh báo rằng, đại dương trên Trái đất đang bị ‘hút’ bớt nước và không ai biết được rằng dòng nước đó chảy đi đâu.

Không giống như Nhật thực, mà chỉ có thể được nhìn thấy từ một khu vực tương đối nhỏ trên thế giới, Nguyệt thực có thể được nhìn từ bất cứ nơi nào ở nửa tối của Trái Đất. Nguyệt thực kéo dài trong vài giờ, trong khi Nhật thực toàn phần chỉ kéo dài trong vài phút tại bất kỳ vị trí nào do kích thước nhỏ hơn của bóng của Mặt Trăng. 

Hiện tượng này chưa từng thấy sự trùng hợp như vậy trong bất cứ hệ sao nào cả, cũng hiếm có như việc có sự sống trên Trái Đất mà chưa tìm thấy ở bất kì nơi nào trong vũ trụ cả.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang