Tên lửa chống hạm YJ-18: Nỗi ‘khiếp sợ’ của Hải quân Mỹ

author 11:55 30/12/2015

(VietQ.vn) - Mới đây, Hải quân Trung Quốc đã công khai tên lửa YJ-18 - phiên bản tên lửa chống hạm cực nguy hiểm. Ngay sau đó, Mỹ liền tuyên bố phát triển loại tên lửa mới đủ mạnh để đối phó với Bắc Kinh trên biển.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Báo Đất Việt đưa tin, gần đây, các cư dân mạng Trung Quốc đã chụp được ảnh một xe bệ phóng tên lửa bí mật của quân đội nước này trên đường cao tốc. Có phân tích cho rằng, đây là xe phóng tên lửa YJ-18 của hệ thống phòng thủ bờ biển Trung Quốc. Ngay khi lộ diện, tạp chí Jane's Defence Weekly (Anh) nhận định đây là phiên bản tên lửa chống hạm cực nguy hiểm của Hải quân Trung Quốc.

Tên lửa YJ-18 sau khi phóng từ hệ thống phóng thẳng đứng sẽ sử dụng cánh lái ở phía đuôi tên lửa để nhanh chóng chuyển hướng. Sau đó, động cơ phản lực phía sau thân tên lửa kích hoạt đưa tên lửa vào giai đoạn hành trình với tốc độ Mach 0,8 khiến đạn bay xa 180km.

Sau khi hết nhiên liệu, tầng động cơ tách khỏi thân, tầng động cơ nhiên liệu rắn thứ 2 khởi động đưa tên lửa bay thêm 40km với tốc độ hành trình Mach 2,5-3 (tức là gấp 2,5-3 lần vận tốc âm thanh). Với tốc độ hành trình pha cuối cực cao, YJ-18 sẽ khiến hỏa lực phòng không hạm tàu đối phương có rất ít thời gian đánh trả.

Theo báo Người Đưa Tin, YJ-18 - thế hệ tên lửa siêu âm thanh tối tân nhất ASCM - là một trong những cái nhìn tổng quan của Văn phòng Tình báo Hải quân Mỹ (ONI) về sự phát triển của quân đội Trung Quốc. Báo cáo ONI cũng chỉ ra Bắc Kinh triển khai tên lửa YJ-18 trên 3 lớp tàu ngầm: Tống – Nguyên - Đường. Trung Quốc tin rằng, YJ-18 có thể “đánh bại hệ thống phòng không trên tàu chiến Aegis của Hải quân Mỹ”.

Tên lửa chống hạm YJ-18: Nỗi ‘khiếp sợ’ của Hải quân MỹTên lửa YJ-18

Trước đây, Trung Quốc thường phát triển tên lửa dựa vào những mẫu có sẵn của Nga và YJ-18 được mô tả là một phiên bản của tên lửa chống hạm siêu thanh 3M54E Klub Nga. Theo suy đoán của báo chí Anh, hệ thống dẫn đường YJ-18 sẽ sử dụng phương thức dẫn đường quán tính chuyển tiếp cộng với dẫn đường bằng radar chủ động. YJ-18 cũng có thể sử dụng liên kết số liệu đối với tên lửa để tiến hành điều chỉnh đường đạn, thay đổi đường đạn tấn công của tên lửa hoặc tấn công mục tiêu.

Gần đây, hệ thống dẫn dưỡng tên lửa chiến thuật Trung Quốc đã có bước tiến bộ rõ rệt, hệ thống quán tính laser và quán tính quang học có độ chính xác cao. Ngoài việc đưa dự án định vị vệ tinh Bắc Đẩu vào sử dụng, Trung Quốc còn có hệ thống định vị dẫn đường vệ tinh độc lập riêng, đặt một nền tảng vững chắc, mở rộng quy mô sử dụng dẫn đường vệ tinh/hệ thống dẫn đường quán tính, nâng cao khả năng tấn công của tên lửa chống tàu tầm trung và xa.

Tạp chí Jane's Defence Weekly dẫn nguồn tin quân sự Trung Quốc cho biết: “Chỉ cần một quả đạn tên lửa chống tàu YJ-18 với tốc độ hành trình gấp 3 lần tốc độ âm thanh, đầu đạn thuốc nổ nặng gần 300kg là đủ để tàu chiến Aegis mất khả năng tác chiến”. Ngoài ra, YJ-18 còn có khả năng chống bức xạ, thậm chí phát nổ dù cách tàu đối phương 50m cũng có thể phá hủy khoảng 60% hệ thống điện từ của địch.

Tên lửa chống hạm YJ-18: Nỗi ‘khiếp sợ’ của Hải quân MỹTên lửa YJ-18 Trung quốc trang bị trên các tàu khu trục

Giáo sư Andrew Erickson thuộc Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ ở Rhode Island cho biết: “Nếu ai thực sự quan tâm đến khả năng quân sự của Trung Quốc thì cần phải làm quen với sự có mặt của tên lửa này. YJ-18 có khả năng lướt trên mặt biển, sở hữu một liên kết dữ liệu nhận lệnh thông qua hình ảnh trên Internet, điều này khiến cho việc đánh chặn YJ-18 là vô cùng khó khăn.”

Tạp chí Jane's Defence Weekly xác nhận, ngay khi Trung Quốc hé lộ thông tin về hệ thống tên lửa YJ-18, Hải quân Mỹ đã lập tức lên kế hoạch phát triển một hệ thống tên lửa đối hạm đủ mạnh để có thể đối phó với Trung Quốc trên biển. Theo đó, bắt đầu từ năm 2017, Hải quân Mỹ sẽ thực hiện giai đoạn hai của chương trình Gia tăng Sức mạnh Tấn công Mục tiêu nổi (OASuW II) nhằm triển khai một loại tên lửa chống hạm mới, tiên tiến hơn, thay thế cho tên lửa Boeing RGM-84 Harpoon hiện có.

Phát biểu tại tọa đàm tổ chức ở Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Washington , Phó đô đốc Joseph Aucoin cho biết chương trình OASuW II sẽ thử nghiệm so sánh tên lửa chống hạm tầm xa (LRASM) với loại tên lửa Tomahawk Block IV mới. Mục đích cao nhất của chương trình OASuW II là nhằm nới rộng hơn nữa khoảng cách về tên lửa chống hạm giữa Mỹ và đối thủ tiềm tàng Trung Quốc. Tuy nhiên, lựa chọn cuối cùng vẫn chưa được Mỹ đưa ra.

Kim Oanh (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang