Mọi lá chắn đối phương sẽ bị tê liệt một khi vũ khí đáng sợ này khai hỏa

author 21:30 18/07/2017

(VietQ.vn) - Vũ khí đáng sợ nói trên chính là tên lửa Nudol. Đây là dòng vũ khí được thiết kế để bắn hạ mọi mục tiêu trong các tầng quỹ đạo trái đất của Nga.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Tên lửa Nudol là sản phẩm của Tổ hợp thiết kế Almaz-Antey. Theo các nguồn tin ngoại giao quốc phòng và tình báo, Nga đã bí mật phóng thử thành công đạn tên lửa đánh chặn của tổ hợp phòng thủ tên lửa Nudol, tên mật danh của tổ hợp A-235, tại sân bay vũ trụ Plesetsk. Đây là vụ phóng thử thành công thứ hai của “lá chắn tên lửa” Nga trong thời gian gần đây.

Hiện thông tin về vụ thử đạn tên lửa thuộc tổ hợp Nudol vẫn được giữ bí mật, nhưng đây là dòng vũ khí được thiết kế để bắn hạ mọi mục tiêu trong các tầng quỹ đạo trái đất của Nga, trong đó có vệ tinh và tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) của đối phương. Nudol là sản phẩm của Tổ hợp thiết kế Almaz-Antey.

Tên lửa Nudol là dòng vũ khí được thiết kế để bắn hạ mọi mục tiêu. Ảnh: QĐND

Tên lửa Nudol là dòng vũ khí được thiết kế để bắn hạ mọi mục tiêu. Ảnh: QĐND 

Việc thử nghiệm tổ hợp Nudol trong bối cảnh Mỹ vừa triển khai các thành phần hệ thống phòng thủ tên lửa ở Romania và sắp tới là tại Ba Lan có thể chính là “câu trả lời” của Moscow. Với vụ phóng thử thành công này nhiều khả năng tổ hợp A-235 đang trong quá trình hoàn thiện và sẽ sớm được triển khai để củng cố năng lực phòng thủ tên lửa của lực lượng Phòng không-vũ trụ Nga.

Trước khi tên lửa Nudol được giới thiệu, tuân thủ theo Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo (ABM) ký năm 1972, Nga và Mỹ phát triển và triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa bảo vệ Thủ đô Moscow và Washington với không quá 100 đạn tên lửa đặt trong giếng phóng cố định. Kết quả của ABM là việc Mỹ cho ra đời hệ thống tên lửa đánh chặn của mình tại Grand Forks ở bang Bắc Dakota, nhưng sau đó đã loại bỏ nó. Trong khi đó, Nga triển khai tổ hợp A-135 để bảo vệ thủ đô Moscow và nó chính là tiền thân của tổ hợp A-235 Nudol.

Các nguồn tin công khai cũng hé lộ thêm thông tin về tổ hợp A-235 Nudal với việc được trang bị hệ thống siêu máy tính Elbrus-3M mạnh mẽ để xử lý thông tin. Khả năng đánh chặn của A-235 sẽ được chia làm 3 cấp độ: Đạn tên lửa 51T6 sẽ đảm nhiệm việc đánh chặn ở khoảng cách 1.500km và tầm cao 800 km; tên lửa 58R6 – 1.000km và 120km; đạn tên lửa 53T6M hoặc 45T6 đánh chặn mục tiêu ở khoảng cách 350km và độ cao 40-50km. Tất cả chúng đều có khả năng mang đầu đạn hạt nhân để nâng cao khả năng tiêu diệt ICBM của đối phương.

Dù Nga giữ kín thông tin về vụ phóng nhưng chừng ấy đã quá đủ khiến Mỹ phải lo lắng. Tình báo Mỹ ước tính chỉ cần khoảng 20 tên lửa Nudol là đủ để tàn phá hệ thống liên lạc và định vị vệ tinh của nước này tê liệt.

Uy lực tên lửa thông minh Nga hủy diệt mục tiêu trong chớp nhoáng(VietQ.vn) - Mới đây, Nga vừa tiến hành phóng thử thành công tên lửa P-700 Granit từ tàu ngầm. Tên lửa này được cho là vũ khí có sức hủy diệt khủng khiếp và chính xác nhất.

Một quan chức Lầu Năm Góc thể hiện sự lo ngại của mình: "Tên lửa Nudol có khả năng dẫn đến một thất bại của chúng ta trong một cuộc xung đột cường độ cao. Sự tê liệt hoàn toàn hoặc phần lớn của hệ thống GPS sẽ làm mất tính hiệu quả của tên lửa hành trình và các loại vũ khí dẫn đường khác".

Trong khi đó, tờ Business Insider cho rằng, không có gì là lạ khi Moskva phát triển loại vũ khí như vậy bởi nếu tấn công được những thiết bị của Mỹ trên không gian sẽ là cách hiệu quả làm gián đoạn hoạt động của quân đội Mỹ.

Tạp chí Mỹ cho biết, trước khi Nga thử lần đầu với Nudol, Trung Quốc cũng phóng thành công tên lửa diệt vệ tinh Dong Neng-3 tại khu phức hợp thử nghiệm tên lửa ở thành phố Korla (khu tự trị Tân Cương). Đến nay vẫn có rất ít thông tin về chương trình tên lửa diệt vệ tinh bí mật này của Nga. 

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang