Tên lửa OTR-21 Tochka - 'siêu sát thủ' bầu trời của Nga

author 21:03 05/03/2017

(VietQ.vn) - Tên lửa OTR-21 Tochka là một tổ hợp tên lửa đường đạn chiến thuật tầm ngắn của Liên Xô được mệnh danh “dấu chấm hết” khiến đối thủ không khỏi 'hết hồn'.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Theo báo Lao Động, tên lửa OTR-21 Tochka có mã định danh GRAU là 9K79; tên định danh NATO là SS-21 Scarab. Tên lửa được vận chuyển và phóng đi trên xe mang phóng tự hành 9P129, tổ hợp này sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính.

Tổ hợp gồm có 2 thành phần chính, đầu tiên là xe mang phóng tự hành (TEL) 9P129 (được chế tạo trên khung gầm xe bọc thép BAZ-5921 6x6). Xe có chiều dài 9,48 m; chiều rộng 2,78 m; chiều cao 2,35 m; tổng trọng lượng (tính cả đạn tên lửa) là 18,5 tấn.

Tên lửa OTR- 21 Tochka có thể tấn công các mục tiêu chiến thuật của đối phương, chẳng hạn như các cơ sở hậu cần, cầu, cảng, kho bãi tập kết, sân bay… Đầu đạn phân mảnh có thể được thay thế bằng đầu đạn hạt nhân, hóa học hoặc sinh học. Động cơ nhiên liệu rắn giúp tên lửa dễ dàng bảo dưỡng và triển khai.

 Tên lửa OTR-21 Tochka diễu hành trên đường phố Nga. Ảnh: Infonet

 Tên lửa OTR-21 Tochka diễu hành trên đường phố Nga. Ảnh: Infonet

Các đơn vị của tên lửa OTR-21 Tochka  thường được tổ chức thành lữ đoàn. Mỗi lữ đoàn có 18 xe phóng; mỗi xe phóng mang 2 tới 3 tên lửa. Xe phóng có thể lội nước, vận tốc tối đa trên đường đạt 60 km/h (37 mph) và 8 km/h (5,0 mph) ở dưới nước.

Theo báo Infonet, tên lửa OTR-21 Tochka được đưa vào sử dụng trong quân đội vào năm 1975, tên lửa OTR-21 Tochka có tầm bắn tối đa 70km. Nó là loại vũ khí thay thế tên lửa Luna-M, một trong những loại khí tài nổi tiếng của Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh.

Khác với Luna-M, tên lửa OTR-21 Tochka được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính, cho phép đường bay của tên lửa được điều chỉnh dựa trên các thiết bị cảm biến chuyển động. Tochka có độ chính xác vào loại tương đối, nó sẽ rơi vào khu vực có bán kính 150m quanh mục tiêu

Vào năm 1989, phiên bản tên lửa Tochka-U được đưa vào sử dụng. Với động cơ được cải tiến, tầm bắn của Tochka-U đã tăng lên thành 120km, đồng thời độ chính xác cũng được cải thiện đáng kể nhờ kết hợp hệ thống GPS và một rađa định hướng.

Tên lửa OTR- 21 có thể tấn công các mục tiêu chiến thuật của đối phương. Ảnh: Lao Động

Tên lửa OTR- 21 có thể tấn công các mục tiêu chiến thuật của đối phương. Ảnh: Lao Động 

Một số chuyên gia tin rằng, Nga đã có kế hoạch chế tạo một phiên bản mới của Tochka có thể đạt tầm bắn 170km, song sau đó đã bị gạt sang một bên để nhường chỗ cho dự án tên lửa Iskander.

Ngoài Nga và Ukraine, rất nhiều quốc gia trên thế giới cũng đang sở hữu tên lửa Tochka. Triều Tiên được cho là đã tự chế tạo một phiên bản Tochka mang tên KN-2 Toksa. Cả Armenia và Azerbaijan cũng có một số ít tên lửa này để đề phòng nhau trong bối cảnh cuộc xung đột ở vùng Karabakh đã kéo dài nhiều thập kỷ vẫn chưa có hồi kết. Belarus có 36 dàn phóng tên lửa Tochka, còn Bulgaria thì có 18.

Sức mạnh của tên lửa OTR-21 Tochka một lần nữa cho thấy rằng ngay cả một lợi tên lửa đã được sản xuất từ thời Chiến tranh Lạnh, có tầm bắn khá khiêm tốn vẫn có thể gây ra thiệt hại rất lớn, ngay cả khi đối phương có trong tay nhiều loại máy bay chiến đấu và hệ thống phòng không hiện đại.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang