Tết ông Công ông Táo: Từ đâu có chiếc kiềng bếp 3 chân?

authorHuyền Bùi 07:20 03/02/2018

(VietQ.vn) - Tết ông Công ông Táo bắt nguồn từ bếp lửa, phong tục này được lưu truyền trong dân gian từ bao đời nay. Vậy từ đâu có chiếc kiềng bếp 3 chân, người Việt Nam nhất định phải biết.

Tết ông Công ông Táo và chiếc “kiềng 3 chân”

Nhiều năm nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán của người Việt Nam, GS Lê Văn Lan giải thích trên báo Đầu tư: cúng tiễn ông Công ông Táo về trời (23 tháng Chạp) là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Đây cũng là ngày đánh dấu thời điểm bắt đầu vào Tết. Ngày xưa gọi là tiễn Táo quân về trời. Ngày nay, người dân gọi bằng Tết ông Công, ông Táo.

Theo GS Lê Văn Lan, trong chuyến khai quật khảo cổ học ở tỉnh Hòa Bình từ nhiều năm trước, giáo sư cùng với các cộng sự đã phát hiện dưới lòng một hang động văn hóa Hòa Bình có niên đại 10.000 năm có hiện tượng 3 hòn đá cuội xếp tạo thành thế “kiềng 3 chân”. Ở chỗ 3 hòn đá cuội ấy đào lên được rất nhiều than, tro, xương thú vật đã vỡ vụn, các mảnh vỏ ốc. Đó là 1 cái bếp của người nguyên thủy.

tet-ong-cong-ong-tao-tu-dau-co-chiec-kieng-bep-3-chan

Cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp là truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam. Ảnh: Đầu tư

Sau này, người dân ở các vùng nông thôn Việt Nam thay 3 viên gạch, 3 hòn đá cuội thành những cái kiềng 3 chân bằng sắt để làm bếp. 3 viên đá cùng với những hiện vật được tìm thấy chứng tỏ từ thời nguyên thủy, các tộc người đã biết phát huy tinh thần, sức mạnh của cộng đồng bằng việc mang những sản phẩm kiếm được trong ngày về nấu chín rồi cùng nhau thưởng thức.

Tục cúng Táo quân khởi nguồn từ bếp lửa, tượng trưng cho sự ấm no, sung túc, cung cấp sự sống cho con người bằng việc sưởi ấm, đun chín thức ăn. Đó cũng là hình tượng trong cõi tâm linh về ông Vua Bếp. Sau này, dựa trên các sự tích liên quan đến bếp lửa, dân gian mới sáng tạo ra câu chuyện "hai ông, một bà" nhưng vẫn có ý nghĩa mong muốn một cuộc sống no đủ, bếp gia đình lúc nào cũng rực lửa.

Vì vậy, tục cúng ông Công, ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm trước hết mang ý nghĩa cầu sự no đủ, sau đó mới đến ý nghĩa thờ "thần Bếp" chuyên cai quản việc bếp núc.

Cúng ông Công ông Táo cần chuẩn bị những gì?

Việc chuẩn bị đồ cúng ông Công ông Táo được người Việt vô cùng coi trọng. Tuy nhiên, tùy theo từng vùng miền lại có cách chuẩn bị đồ cúng ông Công ông Táo khác nhau. Nhưng chung lại lễ vật cúng ông Công ông Táo bao gồm:

Thứ nhất là mũ ông Công ông Táo, đây là một trong những lễ vật cúng ông Công ông Táo quan trọng nhất đó là mũ ông Công ông Táo. Bộ mũ này có 2 mũ đàn ông và 1 mũ đàn bà, mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những dây kim tuyến màu sắc sặc sỡ.

Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy. Màu sắc của mũ, áo hay hia ông Công thay đổi hàng năm theo ngũ hành. Chẳng hạn: Năm hành kim thì dùng màu vàng hay năm hành mộc thì dùng màu trắng. Lễ vật cúng ông Công, ông Táo ở 3 miền đất nước cũng khác nhau.

Thả cá chép phóng sinh vào Tết ông Táo nhất định phải biết điều này(VietQ.vn) - Theo phong tục truyền thống của người Việt Nam, cứ đến Tết ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp Âm lịch hàng năm, mỗi gia đình đều làm cơm cúng và thả cá chép phóng sinh để tiễn Táo quân về trời.

Tiếp theo trong việc chuẩn bị đồ cúng ông Công ông Táo là một mâm cỗ mặn hoặc cỗ chay. Tùy theo hoàn cảnh của từng gia đình có thể lựa chọn cho hợp lý. Mâm cỗ mặn thường thấy bao gồm: xôi gà, thịt luộc, các món nấu nấm, măng… hay lễ chay với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc,…

Một số gia đình có trẻ con có thể thay thịt luộc bằng gà luộc ngậm hoa hồng. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ.

Cá chép sống cũng là một trong những lễ vật cúng ông Công ông Táo không thể thiếu. Cúng cá chép với ngụ ý “cá hóa long” – cá sẽ biến thành rồng đưa ông Táo về trời.

Lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian của từng nhà có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.

Địa điểm cúng ông Công ông Táo, nếu nhà bạn có ban thờ Táo quân (thường đặt gần bếp) thì thắp hương ở ban thờ này. Nếu không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp vì từ xưa đến nay, ban thờ luôn được coi là “ăng ten” để giao tiếp giữa hai thế giới âm dương, giữa người trần thế và thần linh.

Minh Trần (t/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang