Tận mắt chiêm ngưỡng khối thiên thạch chứa đầy kim cương rơi xuống Trái Đất

authorNgọc Nga 19:55 19/04/2018

(VietQ.vn) - Khi thiên thạch rơi vào bầu khí quyển Trái đất và nổ tung tại một sa mạc, người ta phát hiện kim cương trong các mảnh vỡ được thu hồi.

Báo Người Lao động dẫn nguồn tin BBC, Daily Mail, NDTV, một hành tinh tiền sử được ví von là "hành tinh bị mất" là nơi thiên thạch chứa kim cương Almahatta Sitta thuộc về. Nó vốn nằm trong hệ mặt trời, có kích cỡ tương đương Sao Thủy hoặc Sao Hỏa.

Thiên thạch chứa đầy kim cương rơi xuống Trái Đất

Viên thiên thạch được tìm thấy ở Sudan. Ảnh: SETI 

Lý do người ta biết nó có thể lớn bằng Sao Thủy hoặc thậm chí là Sao Hỏa là vì với kích thước như thế, một hành tinh mới có đủ điều kiện về áp suất để tạo ra kim cương.

Thiên thạch chứa kim cương nói trên đã rơi xuống sa mạc Nubian (miền Bắc Sudan) vào năm 2008, sau khi tiểu hành tinh 2008 TC3 chạm trán bầu khí quyển. 

Theo báo Vnexpressngười ta phát hiện kim cương trong các mảnh vỡ được thu hồi. Đây là thiên thạch chứa kim cương lớn nhất từ trước tới nay và không hình thành theo cách thông thường.

Cô bé kỳ lạ mang 'lời nguyền' cứ ngủ là chết(VietQ.vn) - Cô bé kỳ lạ Paula Teixeira có thể chết bất kỳ lúc nào khi đang ngủ. Em mắc một căn bệnh hiếm gặp gọi là hội chứng Ondine.

Trước đây, kim cương trong không gian được cho là hình thành khi các tiểu hành tinh va chạm với nhau. Lực va chạm ép các nguyên tử cacbon lại với nhau tạo ra kim cương. Tuy nhiên, theo cách này thì không thể tạo ra những viên kim cương kích thước lớn như trong Almahata Sitta.

Hiện các nhà khoa học đang nghiên cứu hai giả thuyết về sự hình thành kim cương này. Giả thuyết thứ nhất là các nguyên tử cacbon tự lắng đọng dần dần trong môi trường khí loãng ngoài không gian, tạo ra kim cương.

Giả thuyết thứ hai, đáng tin cậy hơn, cho rằng những viên kim cương này được tạo ra trong lòng một “planetestimal”, vật thể có kích thước trung gian giữa một tiểu hành tinh và một hành tinh thực sự.

Planetestimal này phải tồn tại cùng thời điểm hình thành hệ Mặt Trời, vì một nguyên nhân nào đó mà nó bị phá hủy và Almahata Sitta là một mảnh còn sót lại.

Ngọc Nga (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang