Thực phẩm bảo vệ sức khỏe đường huyết quảng cáo sai sự thật cần tránh dùng

author 06:26 18/12/2020

(VietQ.vn) - Bộ Y tế cho biết, thời gian qua đã có rất nhiều giải pháp xử lý vi phạm quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe đường huyết nhưng các đối tượng vẫn ngang nhiên vi phạm quảng cáo gây hiểu nhầm tai hại.

Tiến sĩ Trần Thị Liễu, chuyên viên cao cấp Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế nhận định, việc vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng diễn ra khá phố biến thời gian qua.

Các hình thức vi phạm phổ biến là sử dụng hình ảnh, các bài viết của nhân viên y tế hoặc bài viết, phản hồi của người tiêu dùng nhằm ám chỉ thực phẩm là thuốc chữa bệnh hoặc có công dụng như thuốc chữa bệnh, là trái quy định pháp luật. Ngoài ra, một số tổ chức, cá nhân còn có hành vi quảng cáo thổi phồng công dụng sản phẩm; dùng hình ảnh bác sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng, hoặc logo các đài truyền hình để lồng ghép nội dung quảng cáo trái phép, gần như lừa dối người tiêu dùng về công dụng của các thực phầm bảo vệ sức khỏe,…

 Nhiều sản phẩm thực phẩm bảo vệ đường huyết bị quảng cáo sai sự thật cần thận trọng khi dùng. Ảnh minh họa

Cụ thể theo thống kê thời gian ngắn gần đây đã không ít những sản phẩm thực phẩm chức năng về đường huyết được Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm ra Quyết định xử phạt và cảnh báo tới người tiêu dùng cần tránh mua những sản phẩm này. 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe đường huyết hoàn Halifa

Trong thời gian vừa qua trên website https://www.thaoduoccophuong.xyz/ có nội dung quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Đường huyết hoàn Halifa quảng cáo thực phẩm gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh, quảng cáo sử dụng hình ảnh bác sĩ, cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm, lừa dối người tiêu dùng, vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo.

Sản phẩm này được Công ty TNHH Dược phẩm Hải Linh (Địa chỉ: Số 119, phố Nguyễn Trãi I, phường Sao Đỏ, TP. Chí Linh, tỉnh Hải Dương) công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm. Trước thực trạng này, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cảnh báo người dân không căn cứ vào các nội dung quảng cáo sai sự thật trên các website nêu trên để quyết định mua, sử dụng sản phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế.

Cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe An đường huyết 

Trong thời gian vừa qua trên website:https://www.dongygiatruyentieuduong.site/mgid211mb?utm_medium=cpc&utm_source=mgid.com&utm_campaign=TD%20MB&utm_term=57282246&utm_content=7403833&adclid=558ff566674356ba14bc099a6bebb532 có nội dung quảng cáo sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe An Đường Huyết quảng cáo thực phẩm gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh, vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo.

Sản phẩm này được Công Ty TNHH Thương mại BTG (Địa chỉ: Tầng 7, tòa nhà số 87 Vương Thừa Vũ, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội) công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm. Trong quá trình các cơ quan chức năng xử lý, Cục An toàn thực phẩm đề nghị người tiêu dùng cần tỉnh táo lựa chọn.

Những sản phẩm bột ngũ cốc đã bị thu hồi do chứa chì, nhựa(VietQ.vn) - Bột ngũ cốc là sản phẩm được nhiều người tin dùng tuy nhiên thời gian qua đã không ít sản phẩm bị thu hồi do không đảm bảo chất lượng hay ẩn chứa vi khuẩn có hại.

Cảnh báo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Đường vị an

Qua công tác hậu kiểm việc quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên internet và môi trường mạng, Cục An toàn thực phẩm phát hiện trên các website:http://www.so1duongvian.online ; http://nhathuocthanhbinh.net ; https://www.duongvian.site/, https://www.namduocgiatruyen.club/đang quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Đường vị an vi phạm quảng cáo thực phẩm gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh; Sử dụng hình ảnh, uy tín, thư tín của đơn vị, cơ sở y tế, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm.

Sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe quảng cáo vi phạm nêu trên do Công ty TNHH Thương mại và phát triển KTR Việt Nam, địa chỉ trụ sở chính: số 30, ngõ 28A Hạ Đình, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Hà Nội công bố và chịu trách nhiệm về sản phẩm. Quá trình hậu kiểm, Công ty TNHH Thương mại và phát triển KTR Việt Nam không thừa nhận các website nêu trên của Công ty TNHH Thương mại và phát triển KTR Việt Nam đồng thời cũng không chịu trách nhiệm về việc quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Đường vị an trên các website nêu trên. Do đó, để an toàn sức khỏe cho người sử dụng cần tránh sử dụng sản phẩm quảng cáo không đúng sự thật của website nêu trên.

Nhiều chiêu trò quảng cáo để trục lợi

Bà Trần Việt Nga, Phó Cục Trưởng Cục An toàn thực phẩm trước đó cho hay, thực tế các thống kê cho thấy, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vi phạm vấn đề quảng cáo không quá nhiều, tuy nhiên những tổ chức, cá nhân mua lại sản phẩm và tự quảng cáo trên thị trường lại rất lớn và là vấn đề nan giải.

Những đối tượng này quảng cáo không chỉ thông qua mạng xã hội, các đơn vị truyền thông đại chúng, các sàn giao dịch điện tử, mà còn qua hình thực quảng cáo trực tiếp tới người tiêu dùng như gọi điện thoại trực tiếp.

Để hạn chế, thời gian qua Bộ Y tế đã đưa ra rất nhiều giải pháp. Ngoài xử lý theo quy định của Nhà nước, Bộ còn công khai vi phạm trên trang web của Cục An toàn thực phẩm và thông tin cho các cơ quan báo chí. Tuy nhiên, hành vi vi phạm ngày một tinh vi như: Các đối tượng mở tên miền để quảng cáo, nhưng khi bị phát hiện ra và yêu cầu Bộ Thông tin Truyền thông hỗ trợ đóng tên miền đó, thì ngay lập tức họ sẽ đổi sang miền khác. Hoặc họ đặt máy chủ ở Việt Nam, nhưng nếu bị phát hiện vi phạm sẽ chuyển máy chủ sang nước ngoài.

Một trong những hành vi khác sẽ rất khó khăn cho cơ quan quản lý là quảng cáo xuyên biên giới, tức những doanh nghiệp nước ngoài mua “đất quảng cáo” trên các trang thương mại, sàn giao dịch, web của các cơ quan truyền thông, sau đó họ toàn quyền sử dụng để quảng cáo sản phẩm sai quy định mà chủ cho thuê không hay biết.

Theo Cục Quản lý khám chữa bệnh, Việt Nam là một trong những quốc gia châu Á có tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường cao với 5,5% dân số trong độ tuổi 20-79. Khoảng 13,7% dân số mắc tiền đái tháo đường. Chi phí điều trị đái tháo đường ở Việt Nam ước tính khoảng 320 triệu USD năm 2007, dự đoán tăng lên 1,1 tỷ USD năm 2025.

Theo  Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), đái tháo đường là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 trong các loại bệnh tật tại Việt Nam, sau bệnh lý tim mạch và ung thư.

Số liệu thống kê từ Liên đoàn Đái tháo đường thế giới (IDF) cho thấy, cứ mỗi giờ có thêm hơn 1.000 bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) mắc mới, và cứ mỗi 8 giây có 1 người chết do ĐTĐ. IDF chỉ ra, bệnh ĐTĐ hiện nay có thể coi là một loại bệnh dịch toàn cầu với 415 triệu người trưởng thành bị bệnh trên toàn thế giới mắc bệnh đái tháo đường, chiếm (8,8% dân số thế giới).

Tại Việt Nam, số liệu từ Hội Nội tiết và ĐTĐ (VADE) cho biết, hiện có tới 3,53 triệu người đang “chung sống” với căn bệnh ĐTĐ, và mỗi ngày có ít nhất 80 trường hợp tử vong vì các biến chứng liên quan. Dự báo, số người bắc bệnh có thể tăng lên 6,3 triệu vào năm 2045. Với những số liệu nói trên, Việt Nam được xếp nằm trong 10 quốc gia có tỷ lệ gia tăng bệnh nhân ĐTĐ cao nhất thế giới với tỷ lệ bệnh nhân tăng 5,5% mỗi năm.

Tuy nhiên, theo Bộ Y tế cả nước mới có chỉ có 29% người bệnh bị ĐTĐ được quản lý tại các cơ sở y tế, trong khi số chưa được quản lý theo số liệu thống kê mới nhất năm 2015 là 71%. 

An Dương 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang