Tiêu chuẩn của hệ thống sản xuất Toyota bị giảm sút?

author 21:11 02/05/2014

(VietQ.vn) - Tiêu chuẩn về hệ thống sản xuất của hãng xe Toyota đang được đặt ra những câu hỏi về sự giảm sút sau những vụ thu hồi xe liên tục của hãng.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Các tiêu chuẩn của hệ thống sản xuất của Toyota (TPS) được hình thành trong những năm 1950 để thúc đẩy nền kinh tế của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Năm 1945,  tướng Nhật Tomoyuki Yamashita cho rằng Nhật Bản thua trận vì thiếu hiểu biết về khoa học công nghệ. Vì vậy khi Bộ Tư lệnh tối cao của quân Đồng minh tuyển tiến sĩ Edwards Deming, một nhà thống kê và là một kỹ sư công nghiệp của Mỹ đến Nhật Bản vào năm 1947, ông đã được mời đi giảng dạy ở nhiều nơi về khoa học công nghệ. Edwards Deming đã phát triển trung tâm Quản lý chất lượng toàn diện (TQM) từ khả năng chuyên môn và kinh nghiệm của mình tại Mỹ và Nhật Bản.

Tiêu chuẩn về hệ thống sản xuất của Toyota đang bị giảm sút?

Tiêu chuẩn về hệ thống sản xuất của Toyota đang bị giảm sút?

Dựa trên TQM, TPS được sáng lập bởi Taiichi Ohno vào những năm 1950. TPS tập trung vào khách hàng, vào gia tăng giá trị thông qua những đóng góp của nhân viên. Tất cả những yếu tố đó được phát triển thông qua sự tin tưởng và tôn trọng từ hai bên, xóa bỏ các khâu sản xuất không hiệu quả và lãng phí.

Trong những năm 1970 và 1980, công ty Ford Motor đã mô phỏng hệ thống TPS để cải thiện sản xuất mặc dù Toyota đã phải trả 1 tỷ USD tiền phạt vì bao che việc thu hồi xe của tội phạm liên bang Hoa Kỳ cách đó 4 năm. Điều quan trọng nhất là hãng cần cải thiện hình ảnh và phát triển hơn nữa. Tuy nhiên, một lần nữa Toyota phải thu hồi 6,4 triệu xe vì các lỗi kỹ thuật trong khâu an toàn cho người sử dụng.

Hệ thống mà Ohno sáng lập 60 năm trước đó là tiền nhân cho quá trình sản xuất và quản lý hàng tồn trong khoảng thời gian khó khăn. Ý tưởng của Ohno rất cần thiết và quan trọng trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô trong những năm 1980. Vì thế, hệ thống sản xuất Toyota đã tập trung vào các tiêu chuẩn cao nhất, tiết kiệm chi phí nhất. Sau khi thu hồi hàng triệu xe, danh tiếng của Toyota đã bị kéo xuống mức thấp nhất trong lịch sử của hãng.

Theo một báo cáo phân tích kinh doanh của Puneet Pal Singh BBC, việc thu hồi xe đã trở nên bình thường hơn khi mà những nhà sản xuất xe hơi của Mỹ đã liên tục thu hồi rất nhiều xe của hãng trong thời gian qua. Theo ý kiến khách quan, đây được xem như một hành động quan trọng của hãng xe nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Hành động thu hồi xe liên tục sẽ được người tiêu dùng chấp nhận dễ dàng hơn vì đây là cách các nhà sản xuất khắc phục vấn đề cho chiếc xe của họ.

Tuy nhiên, hệ thống TPS đã đi ngược lại điều này. Hệ thống quản lý chất lượng công trình hướng tới giảm thiểu khiếm khuyết trong giai đoạn thiết kế, với các nhà cung cấp, trong giai đoạn sản xuất và cuối cùng là khi sản phẩm đến với khách hàng. Toyota đã giảm thiểu tất cả những điều đó với hệ thống sản xuất của riêng mình. Nhiều nhà sản xuất phân phối của Toyota đã chú ý đến việc cắt giảm chi phí, mở rộng quy mô mạnh mẽ, chia sẻ thị trường, tăng năng suất và chất lượng hơn. Công ty đang tiếp tục cải tiến dài hạn và hoàn hảo hóa sản phẩm như một mô hình mạnh mẽ toàn cầu trong những năm 1970 và 1980.

Sự thay đổi của Toyota bắt đầu vào năm 1995 khi Hiroshi Okuda phụ trách lấy lại lợi thế cạnh tranh cho hãng. Truyền thống đã được đặt sang một bên để thu được những thành tựu trong quy mô công ty, số lượng sản phẩm của các nhà máy ở nước ngoài, cơ sở sản xuất ở châu Á cũng như Bắc Mỹ và châu Âu. Từ năm 1995 đến cuối năm 2009, Toyota đã tăng gấp đôi quy mô sản xuất.

Toyota vẫn tiếp tục thúc đẩy những dòng xe chất lượng cao và giảm chi phí trong sản xuất. Có thể nói đây là một lợi thế cạnh tranh so với các dòng xe khác. Tuy nhiên, chiến lược phát triển nhanh chóng khiến hãng không có thời gian để nhìn lại toàn bộ quá trình, dẫn đến việc thu hồi hàng loạt 100 lớp vỏ bọc ghế và hơn 30 cá nhân kiện Toyota ở Mỹ. Các nhà sản xuất Nhật Bản sẽ phải xem xét lại những giá trị truyền thống của mình để vượt qua được những nhược điểm của hệ thống sản xuất của Toyota.

Đinh Nhung

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang