Phát hiện mảnh vỡ nghi của máy bay Malaysia mất tích

author 08:06 09/03/2014

(VietQ.vn) - Thông tin từ Sở chỉ huy Tìm kiếm cứu nạn hàng không cho biết, lúc 18h30 ngày 9-3, thủy phi cơ của Việt Nam phát hiện vật thể nghi là mảnh vỡ của máy bay cách đảo Thổ Chu khoảng 80km về phía Nam Tây Nam.

Sự kiện:

 

23h5p (9/3), trên Tiền Phong đưa tin: Các nhà chức trách Malaysia vừa xác nhận rằng vật thể lạ nổi cách đảo Thổ Chu của Việt Nam khoảng 100km không phải của chiếc Boeing 777-200 bị mất tích hôm 8/3.

Tổng giám đốc Cục Hàng không Dân dụng (DCA) của Malaysia, ông Datuk Abdul Rahman Azharuddin cho biết nhóm tìm kiếm cứu nạn (SAR) phía Việt Nam đã khẳng định vật thể lạ nghi ngờ là mảnh vỡ máy bay thực ra không phải của chuyến bay MH 370.
Tuy nhiên, tới 23h30 phút cùng ngày, trả lời phỏng vấn của phóng viên VTC News, ông Phạm Hoài Giang -  Cục trưởng Cục cứu hộ, cứu nạn (Bộ Quốc phòng), Chánh văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn đã bác thông tin trên. 
Cụ thể, ông Giang nói: “Đến giờ chưa thể khẳng định vật thể lạ nổi cách đảo Thổ Chu của Việt Nam khoảng 100km có phải là một bộ phận của chiếc Boeing 777-200 bị mất tích hôm 8/3 hay không.  
Chúng tôi chỉ thông tin, thủy phi cơ của Việt Nam đã phát hiện có một vật thể hình chữ nhật, ở giữa có một lỗ tròn màu trắng. Hiện nay chưa xác định được vật thể đó là gì. Phía Việt Nam hiện đang cử tàu tới tận nơi để xác minh. 
Chúng tôi đã cử 2 tàu cảnh sát biển với đầy đủ thủy thủ đoàn tới đó. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, tàu của chúng ta vẫn chưa tới nơi có vật thể này. Với điều kiện thời tiết hiện tại cộng với điểm bất lợi là trời tối, các lực lượng của chúng ta sẽ phải nỗ lực, cố gắng rất nhiều mới có thể tiếp cận ngay với vật thể đó được”. 
Trước đó, vào lúc 22h30 phút, Thứ trưởng Bộ GTVT Phạm Quý Tiêu cho PV VTC News biết: Việt Nam đã đồng ý với đề xuất, yêu cầu từ phía Trung Quốc, Malaysia trong việc đưa tàu, máy bay của họ vào lãnh hải và không phận của Việt Nam nhằm tìm kiếm chiếc máy bay đang mất tích.
Ngoài ra ông Tiêu cho biết thêm, hiện có khoảng hơn 10 máy bay của Việt Nam và các nước đang cùng phối hợp tìm kiếm máy bay gặp nạn. Như vậy, máy bay của Malaysia hiện đã được cho phép vào Việt Nam để tìm kiếm máy bay mất tích.

 

 

 

 

 

XEM ẢNH SỰ KIỆN TÌM KIẾM MÁY BAY MALAYSIA MẤT TÍCH

21h:00

Hiện tàu kiểm ngư của Việt Nam đang trên đường tiếp cận vật thể nghi là mảnh vỡ. Dự kiến 22g30 đêm nay sẽ tiếp cận và đưa về. Thông tin trên Tuoitre xác nhận.

 

Tienphong thông tin:

20:57 ngày 09/03/2014
Cục trưởng Cục Hàng không Lại Xuân Thanh vừa ký công điện gửi Trung tướng Võ Văn Tuấn - Phó Tổng tham mưu Trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam; UBND tỉnh Kiên Giang.
Công điện nêu rõ: Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải - Chủ tịch Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Bộ GTVT thành lập đoàn công tác do Thứ trưởng Phạm Quý Tiêu dẫn đầu vào Phú Quốc.
Mục đích nhằm nghiên cứu việc thành lập Sở chỉ huy tiền phương cứu hộ cứu nạn máy bay Malaysia và chuẩn bị các phương án phục vụ công tác điều tra tai nạn. 
20:42 ngày 09/03/2014
Hiện Malaysia đã xin phép Cục Hàng không Việt Nam, cho phép 5 tàu của nước này vào khu vực phát hiện mảnh vỡ nghi của máy bay gặp nạn để tìm kiếm, vì khu vực này nằm trong lãnh hải và không phận Việt Nam. Nếu được, họ sẽ thực hiện bay tìm kiếm ngay trong đêm.

 

XEM VIDEO TÌM KIẾM MÁY BAY BOEING MẤT TÍCH TẠI ĐÂY

20h18:

Tin trên báo Giaothong cho hay, lực lượng tìm kiếm khẳng định phát hiện miếng composite nghi là ốp phía trong cửa máy bay. Tối quá không vớt được, sáng mai tàu bay DSC6 sẽ ra xác định tiếp. Lập tức, Trung tâm chỉ huy yêu cầu Cục Hàng hải VN điều tàu ra vị trí tìm thấy miếng composite. Các tàu của ta đang tăng tốc về vị trí được chỉ định.

 

 

 
Nếu đúng tàu bay rơi tại vị trí ta đang tìm kiếm, phần việc đang chờ các cơ quan chức năng của Việt Nam là rất lớn. Việt Nam sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc điều tra và công bố các thông tin liên quan.
 
Cán bộ bay đã chụp lại được miếng composite và gửi về Sở chỉ huy. Thêm cả một vật nghi thanh bằng ngang của đuôi máy bay. Vị trí tìm thấy mảnh vỡ máy bay có tọa độ gần 8độ 47 phút 32 Bắc – 103độ 22phút 26 giây Đông. Cách Thổ Chu 80km Nam – Tây Nam.
 
Được biết, 6 nước đang cùng lúc tìm kiếm tại 4 vùng lân cận tính theo tọa độ cuối cùng được định vị trước khi máy bay mất tích. Vài chục phút trước đã có thông tin hoang báo Thái Lan đã tìm được mảnh vỡ và một vài thông tin khác, tuy nhiên, theo Sở chỉ huy tìm kiếm cứu nạn hàng không, đây đều là các thông tin chưa được kiểm chứng.
 
Cho đến lúc này, thông tin và ảnh chuyển về từ lực lượng cảnh sát biển là xác thực nhất. Sáng mai, sẽ là một ngày căng thẳng nhưng nhiều kỳ vọng của các đội tìm kiếm. Trung tâm chỉ huy vừa mới được thiết lập tại Phú Quốc sẽ trực tiếp điều  phối hoạt động này. 

 

20h15:

Theo Dantri, sở Chỉ huy đã điện báo khẩn đến Cục Hàng hải để phối hợp phương án tìm kiếm, yêu cầu Cục này cử tàu SAR ra vị trí tọa độ nói trên để tiếp cận vật thể được cho là mảnh vỡ máy bay.  

Việt Nam đã phát thông báo tới Malaysia và Singapore. Công tác tìm kiếm cứu nạn của 6 nước đang tiến hành khẩn trương và tích cực. Số lượng máy bay của các nước tham gia rất đông nhưng Sở Chỉ huy đã điều hành hoạt động an toàn tuyệt đối. Ngay từ khi phát lệnh tìm kiếm cứu nạn, Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam đã thiết lập Sở Chỉ huy tiền phương tại ACC Hồ Chí Minh.

Đến nay, đã qua 2 ngày tìm kiếm cứu nạn, hiệu quả hoạt động được đánh giá là tích cực. Từ khi phát lệnh tìm kiếm máy bay Malaysia Airlines mất tích, 6 nước gồm Việt Nam, Malaysia, Philippine, Singapore, Mỹ, Trung Quốc đã huy động tổng cộng 22 máy bay các loại và 40 tàu biển tham gia.

20h5:

Tổng giám đốc cơ quan hàng hải Datuck Amdan Kurish cho biết, các nhân viên cứu hộ đã tìm thấy mẩu vải bạt trên trong cuộc tìm kiếm, có thể là áo phao. Tuy nhiên, hiện giờ họ đang cố gắng xác định xem liệu đó có phải là từ chiếc máy bay bị mất tích không, báo New Straits Times của Malaysia cho hay.

XEM VIDEO TÌM KIẾM MÁY BAY BOEING MẤT TÍCH TẠI ĐÂY

19:43 ngày 09/03/2014
Theo báo Giao Thông máy bay của Cảnh sát biển báo về, tìm thấy một mảnh vỡ nghi là của máy bay. Tàu biển của Việt Nam đang tiến gần đến vị trí có miếng composit và thanh bằng ngang được cho là của máy bay bị nạn.

Theo Tuổi trẻ, tọa độ phát hiện tại 08, 4732 vĩ Bắc  - 103,2226 độkinh Đông. Căn cứ tọa độ và mô tả của lực lượng tìm kiếm, sở chỉ huy nhận định có khả năng đó là mảnh vỡ của máy bay và đã phát thông báo tới Malaysia và Singapore.

Thông tin báo về sở chỉ huy cho biết lực lượng máy bay đã chụp được ảnh vật thể nhưng trời tối nên ảnh mờ. Hiện thủy phi cơ đang trên đường trở về đảo Phú Quốc và sáng sớm 10-3 sẽ trở lại nơi phát hiện vật thể để xác minh rõ hơn.

Sở chỉ huy cũng đã yêu cầu Vietnam MRCC huy động một  tàu SAR ra vị trí phát hiện vật thể nghi là mảnh vỡ máy bay để xác minh rõ hơn.

18:00  
 
Tại vùng tìm kiếm rộng hơn 100 nghìn m2, sau khi trời tối, các trực thăng của Việt Nam đã dừng tìm kiếm, tuy nhiên, các tàu vẫn tiếp tục chia vùng để rà soát, kiên quyết không để lọt các dấu vết cho thấy vị trí máy bay lâm nạn. 
 
Sau gần 2 ngày tìm kiếm, vẫn chưa có tín hiệu xác thực nào về việc tàu bay Malaysia Airlines đã rơi tại khu vực này.  Trước đó, một vật thể màu vàng được máy bay Singapore xác báo khiến tất cả lực lượng tăng tốc đến "điểm nóng". Tuy nhiên, đến 6 giờ chiều nay thông tin về Sở chỉ huy vẫn chưa có dấu hiệu khả quan, chưa có gì được xác định rõ ràng. Thông tin trên Giaothong

Thông tin trên Zing News dẫn phát biểu trong một cuộc họp báo hôm 9/3, tướng Tan Sri Datuk Sri Rodzali Daud - Tư lệnh Không quân Hoàng gia Malaysia (RMAF) - xác nhận rằng dữ liệu trên các radar quân sự cho thấy rất có thể máy bay Boeing 777-200 của hãng Malaysia Airlines (MAS) đã quay lại, Malay Mail đưa tin.

"Phi cơ quay trở lại là một khả năng. Chúng tôi sẽ phối hợp với những cơ quan khác để làm sáng tỏ những diễn biến đã xảy ra với máy bay mất tích", ông nói. Daud nói thêm rằng các quan chức không quân vẫn chưa tìm ra nguyên nhân khiến phi công của chuyến bay MH370 không phát tín hiệu cấp cứu hay yêu cầu giúp đỡ. Ahmad Jauhari Yahya, giám đốc điều hành của MAS, nói rằng các phi cơ thường quay lại khi phi công không thể tiến hành chuyến bay theo kế hoạch. Tuy nhiên, nếu phi công quyết định quay lại, họ phải thông báo cho hãng và sân bay. "Dữ liệu của bộ phận kiểm soát không lưu và MAS cho thấy phi công không hề phát tín hiệu hay thông điệp cấp cứu", Yahya nói.

 

 

Tin trên Dantri cho hay:

17h45

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh yêu cầu, công tác tìm kiếm cứu nạn liên tục 24/24, không được phép dừng. Phó Thủ tướng chỉ đạo tập trung vào vùng khả nghi trên biển, nhưng vẫn mở rộng vùng tìm kiếm, không bỏ sót vị trí nào cả.

"Hiện đang có 6 nước tham gia tìm kiếm, cần phối hợp tốt giữa các nước. Không được phép nghĩ các nạn nhân không còn khả năng sống sót. Cần mở rộng ra hướng phía Tây theo dự kiến hướng bay của máy bay, nỗ lực hết sức cho giai đoạn 1 và chuẩn bị cho giai đoạn 2 " - Phó Thủ tướng lưu ý.

Giai đoạn 2, Phó Thủ tướng giao Bộ GTVT và Bộ Quốc phòng làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang, UBND huyện Phú Quốc để chuẩn bị thực hiện các phương án., thực hiện theo quy định của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO).

Do vấn đề khủng bố chưa được loại trừ nên Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an nâng mức cảnh báo an ninh. Bộ trưởng Đinh La Thăng triển khai phối hợp với Bộ Công an để đảm bảo tốt nhất an ninh hàng không của Việt Nam.
 
Phó Thủ tướng nhận định, khu vực xác định nghi vấn là vùng biển cạn, mực nước chỉ 20-40m, khả năng nhìn thấy máy bay rơi xuống biển là rất cao nhưng máy bay đã quần thảo nhiều lượt 2 ngày qua mà vẫn chưa phát hiện ra thì phải mở rộng tìm kiếm.
 
17h40
 Ông Lại Xuân Thanh - Cục trưởng Cục Hàng không cho biết, đã có thông tin máy bay của Malaysia có thể đã đi vào đất liền. Vì thế, ông Thanh đề nghị Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn tăng cấp độ tìm kiếm.
 
17h32
 Đại diện Bộ Ngoại giao thông tin, hôm qua (8/3), Bộ trưởng Bộ Ngoại giao  đã điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia. Phía Malaysia đánh giá cao nỗ lực tìm kiếm và hợp tác tìm kiếm của Việt Nam, gửi lời cảm ơn. Hôm nay Bộ Ngoại giao cũng nhận điện đàm của đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam. Trung Quốc xác nhận chức thức có 150 công dân trên máy bay mất tích.

Chiều nay, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhận được công hàm chính thức của Đại sứ quán Trung Quốc về việc xin cho tàu hải quân của nước này đang trên đường đến khu vực tìm kiếm.

17h20

Ông Jaky Ly Thang, trưởng phòng hợp tác Quốc phòng Đại sứ quán Mỹ đã đến Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn Việt Nam thông báo, lực lượng tìm kiếm của Mỹ xác minh vật thể khả nghi do máy bay Singapore phát hiện không liên quan đến máy bay mất tích. Trước đó, lúc 16h30, thủy phi cơ DHC-6 do phó tư lệnh quân chủng Hải quân Nguyễn Minh Thành chỉ huy đã cất cánh từ sân bay Phú Quốc ra vị trí phát hiện vật thể lạ. Theo Tuổi Trẻ.


17h15:

Đại diện hãng hàng không Malaysia Airlines (MAS) thông báo với gia đình hành khách trên chuyến bay MH370 rằng, họ đã thử gọi điện cho các thành viên phi hành đoàn nhưng không ai trả lời dù điện thoại đổ chuông. Trong khi đó, 100 thân nhân đã cùng đâm đơn kiện MAS vì giấu thông tin liên quan đến vụ mất tích. Đại diện hãng hàng không Malaysia Airlines (MAS) thông báo với gia đình hành khách trên chuyến bay MH370 rằng, họ đã thử gọi điện cho các thành viên phi hành đoàn nhưng không ai trả lời dù điện thoại đổ chuông. Trong khi đó, 100 thân nhân đã cùng đâm đơn kiện MAS vì giấu thông tin liên quan đến vụ mất tích. Theo Zing

17:03 ngày 09/03/2014

Hiện 2 máy bay Việt Nam AN26 đang ở khu vực tìm kiếm cứu nạn và đang tìm kiếm vật nghi của máy bay mất tích, thủy phi cơ của Cảnh sát biển cũng đã cất cánh đang trên đường tiếp cận vị trí này.

XEM VIDEO TÌM KIẾM MÁY BAY BOEING MẤT TÍCH TẠI ĐÂY

16:15 thông tin trên báo Thanh Niên:

Tại Sở chỉ huy của Trung tâm tìm kiếm cứu nạn hàng không tiếp tục cuộc họp bàn về các phương án cứu nạn cần thiết lập. Theo đó, trong trường hợp phát hiện máy bay mất tích tại vùng FIR của VN, theo quy định của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), VN sẽ chủ trì trong công tác điều tra, nên VN phải chuẩn bị về người, máy bay...
VN cũng có quyền tiếp cận thông tin, và ra kết luận điều tra vụ việc. Cuộc họp đang lên phương án cho phép và tiếp nhận người, máy bay, tàu tìm kiếm của các nước khác cùng tham gia tìm kiếm, cứu hộ tại VN trong trường hợp trên.
Thông tin của Sở chỉ huy cũng cho biết đến 14 giờ chiều nay Malaysia đã mở rộng phạm vi tìm kiếm về phía quốc gia này. Phía VN cũng mở rộng khu vực tìm kiếm ở đảo Thổ Chu và vùng biển Cà Mau. Mỹ cũng đã điều động tàu bay săn ngầm sang hỗ trợ tìm kiếm, máy bay này có thể phát hiện được kim loại.
Cũng trong chiều nay, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải sẽ chủ trì cuộc họp tại Ủy ban tìm kiếm cứu nạn quốc gia về các phương án tìm kiếm, cứu nạn máy bay mất tích.
Sở chỉ huy tìm kiếm trực tiếp cũng đã được thiết lập tại Phú Quốc và Cà Mau. Tại Sở chỉ huy của Trung tâm tìm kiếm cứu nạn hàng không, các bên đã chuẩn bị và lên phương án khả năng điều tra, bảo vệ hiện trường và thu thập mảnh vỡ.
Tìm kiếm hộp đen và ghi âm buồng lái VN chưa có khả năng đảm nhận, nên sẽ lên phương án nhờ hỗ trợ quốc tế. Trường hợp máy bay bị khủng bố, hộp đen rơi xuống biển có thể bị biến dạng và bị cháy. Phân tích thông tin sẽ nhờ nước ngoài giúp đỡ. VN có khả năng đọc, giải mã hộp đen với sự tham gia của các tổ chức quốc tế
Trên Tiền Phong dẫn thông tin:
15:50 ngày 09/03/2014
Hiện tại, máy bay của Việt Nam đang trở về đất liền để tiếp nhiên liệu, sau đó sẽ quay trở lại vị trí mà Singapore và Malaysia đã phát hiện vật nghi ngờ là của máy bay mất tích.
Ông Đinh Việt Thắng, Phó Cục trưởng Hàng không cho biết, vị trí phát hiện vật thể nghi là của máy bay Malaysia mất tích nằm trong vùng biển và vùng trời Việt Nam, nên hiện tại Việt Nam sẽ điều phối việc kiểm tra vật thể này.
15:38 ngày 09/03/2014
Lúc 14h40, máy bay của Singapore và Malaysia đều phát hiện ra vật thể lạ khả nghi, cách vị trí nghi có vệt dầu loang vài chục km về phía Tây Bắc.
Phía Malaysia cho biết, họ đang điều tàu tới, dự kiến khoảng 20h30 họ sẽ tới vị trí trên. Hiện Việt Nam đã điều động tàu Vietnam MRCC và tàu của lực lượng Cảnh sát biển hướng tới vị trí có vật thể lạ, dự kiến khoảng 19h30 tối nay sẽ tiếp cận khu vực này. Hiện tại tàu tìm kiếm của Việt Nam cách vị trí vật thể lạ khoảng 50 hải lý (gần 100km)
15:23 ngày 09/03/2014
Cổng thông tin Sina dẫn báo địa phương Trung Quốc đưa tin, người đàn ông có số hộ chiếu trong danh sách mà hãng Malaysia Airlines cung cấp không hề đi du lịch ở Malaysia và vẫn ở nhà tại Phúc Thanh, Phúc Kiến.

Người đàn ông họ Du (Yu), 37 tuổi, cho biết làm hộ chiếu từ năm 2007 nhưng chưa sử dụng bao giờ, cũng không làm mất, mà luôn cất trong nhà. Ông khẳng định chưa hề rời khỏi Phúc Thanh, cũng không đi du lịch Malaysia. Trong quyển hộ chiếu ông cung cấp không hề có dấu xuất nhập cảnh.
Tuy nhiên số hộ chiếu của ông lại có trong danh sách hành khách trên chuyến bay của hàng không Malaysia bị mất tích. Mã số giống số của ông Du, nhưng tên thì khác.
15:11 ngày 09/03/2014
Họp bàn phương án tại Sở chỉ huy tìm kiếm cứu nạn hàng không.
15:09 ngày 09/03/2014
Phóng viên Hữu Việt có mặt tại Sở chỉ huy tìm kiếm cứu nạn hàng không cho biết, ngay khi nhận được thông tin máy bay Singapore phát hiện có vật thể nghi vấn, không khí tìm kiếm cứu nạn hàng không đang rất khẩn trương, các cán bộ trung tâm cùng bàn thảo, tính toán để xác định chính xác vị trí vật thể là.
Trung tâm đã báo cáo với cập lãnh đạo, liên lạc các lực lượng hiệp đồng tìm kiếm (Hải quẩn, Phòng không, Vietnam MRCC, Cảnh sát biển) để điều động tàu, máy bay tới khu vực xác định chính xác vật thể lạ là gì, xác định có phải của máy bay gặp nạn hay không...
12h59:
Thông tin trên Motthegioi cho hay, máy bay có thể bị buộc quay trở lại một quãng đường. "Có khả năng những người mất tích trên chuyến bay MH370 bị buộc thực hiện một lượt bay quay trở lại nơi xuất phát. Do đó, Cục Hàng không Dân dụng và Không quân Hoàng gia Malaysia đang mở rộng khu vực tìm kiếm máy bay mất tích đến bờ biển phía Tây của Maylaysia", đó là thông tin từ quyền Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Malaysia Hishammuddin Hussein cho biết trên The Straits Times.

 

12h53: Thông tin trên báo Giaothong

Theo đánh giá của ông Đinh Viết Tuấn – nguyên cơ trưởng Boeing 777 – 200, hiện là Phó trưởng phòng an toàn Tổng công ty hàng không Việt Nam, Boeing 777 – 200 là loại máy bay được sản xuất để bay trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Chúng tôi đã đánh giá và thấy thời tiết khu vực đảo Thổ Chu thuận lợi.

Về khả năng máy bay mất tích, ông Tuấn đánh giá ngay cả trưởng hợp máy bay chết 2 động cơ cũng vẫn còn khoảng 20 phút để bay với tốc độ hàng trăm km/h và tổ bay hoàn toàn có thể ra tín hiệu cấp cứu, báo cáo tình trạng chuyến bay và có những hướng dẫn tốt nhất. Trường hợp cháy dẫn đến phải hạ cánh khẩn cấp cũng rất khó xảy ra trừ trường hợp núi lửa; ngay cả trưởng hợp cháy trong buồng lái cũng rất khó xảy ra vì máy bay được sản xuất theo công nghệ cực kỳ hiện đại, đồng bộ và an toàn cao.

Theo thống kê của Boeing trong hơn 20 năm trở lại đây, chỉ có khoảng 9% máy bay gặp nạn khi đang bay đều. Trường hợp máy bay gặp nạn này là rất hy hữu mất cả tín hiệu và liên lạc và dấu vết.

Ông Hoàng Viết Quang, đại diện Bộ Quốc phòng cho biết, vết dầu loang hiện đã trôi lệch về phía Tây Nam 80km. Bộ Quốc phòng chỉ đạo tiếp tục thống kê, tìm kiếm khu vực nghi vấn. Hải quân sẽ điều thêm tàu, thông báo toàn bộ hệ thống để các tàu cá trong khu vực lưu ý tìm kiếm.

Thứ trưởng Bộ GTVT Phạm Quý Tiêu cho biết, chỉ huy ACC phía Nam đã đảm bảo tốt bay an toàn. Phía Việt Nam đã huy động nhiều lực lượng phối hợp tìm kiếm rất tích cực. Thứ trưởng cũng lưu ý tất cả đơn vị trong ngành Hàng không thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ trưởng về an toàn hàng không. Kiểm soát chặt đối tượng khách, các vùng bay.

NGHI VẤN NGUYÊN NHÂN MÁY BAY MALAYSIA MẤT TÍCH

Hôm nay lượng tàu bay tham gia tìm kiếm sẽ rất lớn khoảng hơn 10 chiếc của cả phía Việt Nam và nước bạn sẽ bay trong khu vực này, Thứ trưởng yêu cầu Cục Hàng không tạo điều kiện thuận lợi cấp phép khẩn trương, tạo điều kiện thuận lợi để phương tiện của các nước tham gia tìm kiếm. Khu vực tìm kiếm tiếp tục tại những những vùng nghi vấn đã xác định.

Trong trường hợp máy bay gặp nạn trên lãnh thổ của ta, các đơn vị cần luôn sẵn sàng phương án điều tra, trục vớt tàu bay và cả nạn nhân. “Việc tìm kiếm phải khẩn trương, quyết liệt, phối hợp tốt nhưng phải đảm bảo tuyệt đối an toàn, an ninh” – Thứ trưởng nhấn mạnh.

12h: 
VTC news dẫn thông tin từ tờ Bưu Điện Hoa Nam buổi sáng cho biết, mạng xã hội Weibo của Trung Quốc đang lan truyền hình ảnh nghi ngờ là mảnh vỡ của chuyến bay mất tích xuất phát từ Malaysia.
Những hình ảnh này được cho là của một hành khách Trung Quốc, chụp trong khi bay qua vùng nghi vấn và đã đến Kuala Lumpur an toàn. Những đốm sáng lấm tấm bị nghi ngờ là mảnh vỡ của MH370 cách bờ biển Malaysia khoảng 90 phút bay.

 

Tờ Tiền Phong tường thuật nói:

11:55 ngày 09/03/2014

Lúc 11 giờ ngày 9/3, hai trực thăng Mi171 mang số hiệu 04,02 cất cánh từ sân bay Cà Mau để tiếp cận tọa độ 7 độ 27 phút, 40 giây kinh độBác- 108 độ, 58 phút 48 giây. Cách mũi Cà Mau 308 km. cách nhà giàn DK10 108 km. Dự kiến thời gian bay 1h35 phút. Đại tá Trần Văn Quang, Trung đoàn trưởng Trung đoàn không quân 917 trực tiếp chỉ huy tiếp cận địa điểm vết dầu loang (vùng nước lạ).
11:53 ngày 09/03/2014
Phóng viên Nguyễn Tiến Hưng cho biết, từ 5 giờ hôm nay tại sân bay Ca Mau, 2 máy bay trực thăng của Trung đoàn không quân 917 trực thăng, thuộc Sư đoàn không quân 370, đã đặt trong trạng thái trực chiến, sẵn sàng cất cánh và khi nhận được lệnh.
11:51 ngày 09/03/2014
Malaysia lại vừa phát hiện thêm 2 kẻ giả mạo trên chuyến bay MH370. Trước đó, cơ quan chức năng phát hiện đã có 2 hành khách sử dụng hộ chiếu giả. Tờ Malaysia Insider cho biết, cả 4 người bị cho là dùng hộ chiếu giả trên chuyến bay MH370, đều mua vé ở hãng Hàng không Hoa Nam, Trung Quốc-đối tác của hãng Hàng không Malaysia trong chuyến bay quốc tế Kuala Lumpur- Bắc Kinh.

11h30

Thông tin trên Zing news, tại cuộc họp của các ban ngành tại Cục hàng không Việt Nam liên quan đến vụ chiếc máy bay Boeing 777 của Malaysia bị nghi rơi xuống biển.

Ông Đinh Việt Thắng - Phó cục trưởng Cục hàng không - cho biết máy bay nghi bị mất tích khi tiếp cận điểm IGARY khoảng 10 dặm thì sóng liên lạc bắt đầu yếu, khi cách điểm IGARY 5 dặm thì bị mất liên lạc hoàn toàn, sóng rada không hoạt động. Hiện lực lượng cứu hộ nhiều nước tăng cường tìm kiếm tại khi vực biển nghi máy bay bị rơi.

Trong cuộc họp, ông Đinh Đức Tuấn - Phó trưởng ban an toàn chất lượng an ninh, giáo viên dạy bay B777, người có thâm niên điều khiển máy bay B777 - đã phân tích về việc mất liên lạc đột của máy bay Malayisa.

Theo ông Tuấn, khi xảy ra sự cố, thời tiết hoàn toàn tốt, nên nhiều khả năng máy bay bị hở bụng khí. Tuy nhiên, khi máy bay rơi xuống từ độ cao 10.000 feet thì có khoảng 5 phút để cơ trưởng liên lạc lại với trungtâm điều khiển.

Trường hợp thứ hai, máy bay có thể chết một lúc cả 2 động cơ. Nhưng với điều kiện thời tiết thuận lợi, nó vẫn có thể “lướt” thêm 20 phút. Đây là khoảng thời gian đủ cho tổ lái liên lạc về trung tâm báo cáo tình hình.

Trường hợp thứ 3, có thể bị kẹt động cơ, nhưng theo thống kê của hãng máy bay Boeing chỉ có 9% gặp trường hợp này, hơn nữa B777 có động cơ độc lập nên khó xảy ra kẹt động cơ. Sau khi đưa ra các giải thuyết, ông Đinh Đức Tuấn nhận định: “Ngay một lúc vừa mất thông tin, rada dưới mặt đất "mù" thì chỉ có thể rơi vào trường hợp có người cố tình can thiệp, tắt hệ thống trên máy bay.

 

 

Thông tin trên tuổi trẻ, càng bay về phía tây nam, vệt dầu loang càng hiện rõ. Lúc này máy bay bay ở độ cao khoảng 2.000m, tầm nhìn rất xa và có thể nhìn rất rõ vệt dầu kéo rất dài, nhiều đoạn đi theo hình xoắn ốc, nhưng rất hẹp về bề ngang. Một số đoạn vệt dầu loang bị cắt khúc nhưng sau đó vẫn tiếp tục xuất hiện và nối dài chứng.

Thượng tá Hoàng Văn Phong cho biết vệt dầu loang được xác định 7 độ 27 phút 41 vĩ độ Bắc, 102 độ 58 phút 58 độ kinh Đông.

Thượng tá Phong và các thành viên đều thống nhất phán đoán độ dài của vệt dầu đã kéo dài đến khoảng 80km, chếch về phía Tây, có thể do tác động của gió.

Vệt dầu loang nhìn từ trên cao

Chưa thể khẳng định đây là vệt dầu loang từ đâu ra nhưng các thành viên tổ bay đểu nhận định vệt dầu này rất dị thường.

Nếu đó là dầu loang từ một vụ tràn dầu do tàu bè qua lại thì thường sẽ loang rộng trên mặt diện tích lớn. Nhưng vệt dầu này lại hẹp bề ngang và kéo dài ra.

Sau khi quan sát vệt dầu loang trong khoảng 20 phút, ghi lại các hình ảnh để chuyển cho các đơn vị cứu nạn khác của trong và ngoài nước, tổ bay đã thông báo vị trí vệt dầu loang cho máy bay số hiệu 261 bay sau để tiếp tục ghi nhận, quan sát.

Theo cơ trưởng Hoàng Văn Phong, so với ngày hôm qua, vệt dầu loang này đã nhạt màu hơn, hiện vệt dầu khá dài dài nhưng mỏng và dưới tác động của gió có thể sẽ biến mất hoặc bị chia nhỏ, khó quan sát trong một vài ngày tới.

“Đây là những tín hiệu đầu tiên, nghi vấn nhất nhưng cũng là duy nhất về chiếc máy bay mất tích của Malaysia cho đến lúc này” – Cơ trưởng Phong nói.

11:23 ngày 09/03/2014
Theo các chuyên gia hàng không, khả năng may bay gặp nạn trong đất liền rất khó, vì chỉ cần vật lạ đủ độ lớn bay vào vùng trời Việt Nam thì radar mặt đất của Việt Nam sẽ lập tức phát hiện ra.
11:22 ngày 09/03/2014
Hiện đã 35 tiếng đồng hồ từ khi máy bay mất tích, những thông tin về chuyến bay mất tích của Malaysia vẫn chưa được phát hiện. Vùng biển khả năng máy bay mất tích có gió Đông Đông Nam, dòng chảy Tây Tây Nam (dòng biển chảy ngược hướng gió)

10:50

Thông tỉn trên Zing news, theo Malaysia Insider, 2 hành khách châu Âu đã mua vé máy bay lộ trình từ sân bay quốc tế Kualar Lumpur tới Bắc Kinh từ hãng hàng không Nam Phương Trung Quốc- đối tác của Malaysia Airlines.

"Nhà chức trách đã liên hệ với các đại sứ quán để xác định danh tính nhưng vẫn chưa thể định danh 2 người này", Malaysia Insider cho hay, đồng thời nói thêm rằng, 2 người này đến cùng một quốc gia. Trước đó, tên của 2 người châu Âu khác cũng xuất hiện trong danh sách hành khách trên chuyến bay MH370, nhưng trên thực tế họ không bước lên máy bay.

Tienphong nói rằng:
10:13 ngày 09/03/2014
Các loại máy bay tham gia cuộc tìm kiếm bao gồm: 3 máy bay AN26 của Việt Nam gồm: AN261 (độ cao 2,1km), 286 (2,4km), 287 (2,4km); Malaysia có 1 trực thăng (CL141 RES101) và 2 máy bay BE200 , RES33; Singapore có trực thăng C130, Mỹ dự kiến cử máy bay trinh sát P-3C Orion tham gia.
10:00 ngày 09/03/2014
Tàu khu trục USS Pinckney của Mỹ và hai tàu Tỉnh Cương Sơn, Miên Dương của Hải quân Trung Quốc, đang trên đường tới khu vực nghi máy bay Malaysia gặp nạn để phối hợp cùng lực lượng cứu nạn của các quốc gia tìm kiếm.
09:56 ngày 09/03/2014
Sau khi có chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ GTVT, Phạm Quý Tiêu, Ban chỉ đạo tìm kiếm cứu nạn đã thông báo các lực lượng chuẩn bị, nếu có thông tin máy bay gặp nạn sẽ lập ban chỉ đạo và chuẩn bị sẵn sân bay dự phòng để máy bay các nước có thể đáp khi cần thiết. Nơi đặt sân bay dự phòng có thể tại Phú Quốc hoặc Cà Mau.

 

 

VTC News dẫn thông báo cho biết:

9h50: Theo thông báo mới nhất từ Bộ GTVT, hiện có 5 tàu của Vùng 5 Hải quân, Cảnh sát biển và Trung tâm Hàng hải khu vực 3 đang triển khai công tác tìm kiếm tại khu vực nghi vấn.

Các máy bay trực thăng AN26 số hiệu 286 cất cánh lúc 06h52, AN26 số hiệu 261 cất cánh lúc 7h23, AN26 số hiệu 287 làm nhiệm vụ chỉ huy. AN26 số hiệu 261 tiến hành tìm kiếm từ độ cao 2.100m trở lên, AN26 số hiệu 286 từ độ cao 2.400m trở lên.



Lực lượng tàu bay Việt Nam sẵn sàng mở rộng khu vực tìm kiếm, để tránh chồng lấn với vùng tìm kiếm của Singapore.

Lực lượng tìm kiếm của Malaysia có tàu bay trực thăng CL41-RES101 bắt đầu tìm kiếm từ lúc 7h13, độ cao từ 600m trở lên; BE200-RES33 từ lúc 7h 15 tìm kiếm từ 750m trở lên), BE200-RES65 cất cánh lúc 8h 20 (tìm kiếm từ 1.500m trở lên).

Ngoài ra, một tàu bay P3 của Không quân Hoa Kỳ sẽ tăng cường lúc 11h49 để tìm kiếm từ IGARI theo đường R208 về phía Malaysia. Dự kiến sẽ có thêm 2 tàu bay của Trung Quốc và 1 tàu bay của Philippines.

Các khu vực tìm kiếm cụ thể như sau:

1. Khu vực tìm kiếm của Việt Nam:

A: 09o30’00’’ N - 103030’00’’ E;

B: 09o30’00’’ N - 104030’00’’ E;

C: 08o00’00’’ N - 104030’00’ E;

D: 08o00’00’’N - 103030’00’’ E;

2. Khu vực tìm kiếm của Malaysia:

A: 05o51’00’’ N - 103000’00’’ E;

B: 07o27’00’’ N - 102013’00’’ E;

C: 08o10’00’’ N - 103047’00’’ E;

D: 06o50’ 00’’N - 104029’00’’ E;

3. Khu vực tìm kiếm của Singapore:

A: 08o41’26’’ N - 102058’18’’ E;

B: 08o14’26’’ N - 103045’26’’ E;

C: 07o36’22’’ N - 103023’16’’ E;

D: 08o03’ 20’’N - 102036’06’’ E;

4. Khu vực tìm kiếm của Mỹ: R208 từ IGARI vào đất liền Malaysia.

 

Trên tờ Tienphong cho hay:
09:38 ngày 09/03/2014
Phía Malaysia vừa xin phép được bay vào vùng FIR của Việt Nam để tìm kiếm máy bay bị mất tích. Đề nghị này đã được Việt Nam đồng ý. Khu vực tìm kiếm của phía Malaysia có một phần trùng với dự đoán khu vực tìm kiếm của Việt Nam ở phía Nam đảo Thổ Chu.
09:20 ngày 09/03/2014
Một trong hai máy bay AN26 của Việt Nam tại hiện trường, đang rời khu vực tìm kiếm về đất liền. Chiếc còn lại đang vào khu vực vết dầu loang phát hiện hôm qua để tìm kiếm và kiểm tra lại.
Hiện phía Malaysia xin phép đổi kế hoạch bay. Họ muốn bay lệch vào khu vực FIR của Việt Nam để tìm kiếm.
09:17 ngày 09/3/2014 
Chinanews cho biết hải quân Trung Quốc đã được lệnh đưa tàu chiến và đội ngũ thợ lặn, y tế tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích.
Theo đó, chiến hạm đổ bộ Tỉnh Cương Sơn của hải quân Trung Quốc đang trên đường đến vùng biển nghi là máy bay Malaysia rơi.
Chiến hạm này chở theo hàng chục thợ lặn, 14 nhân viên y tế cùng nhiều xuồng cao tốc sẽ tìm kiếm quanh khu vực được Trung Quốc cho là nơi xảy ra tai nạn.
Tư lệnh hải quân Nam Hải, Trung Quốc, tướng Ngô Thắng Lợi nói các biên đội tàu mặt nước, không quân thuộc hải quân nước này sẽ tích cực tham gia tìm kiếm cứu nạn theo chỉ đạo của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

09:01 

Tờ Tin nhanh VN dẫn thông tin của AFP nêu thông báo từ Bộ Quốc phòng Mỹ cho hay, khu trục hạm USS Pinckney lớp Arleigh Burke đang trên đường đến vùng biển phía nam Việt Nam để hỗ trợ việc tìm kiếm chuyến bay mang số hiệu MH370 của Malaysia Airlines. Chiếm hạm này mang theo hai trực thăng được trang bị thiết bị tìm kiếm và cứu nạn. 

Pinckey vốn đang tham gia hoạt động huấn luyện và an ninh hàng hải ở vùng biển quốc tế thuộc Biển Đông. Con tàu có thể có mặt tại khu vực nghi máy bay rơi trong vòng một ngày tới. 

XEM VIDEO TÌM KIẾM MÁY BAY BOEING MẤT TÍCH TẠI ĐÂY

Ngoài ra, Mỹ cũng điều một máy bay trinh sát P-3C Orion từ căn cứ không quân Kadena ở Okinawa, Nhật Bản, đến khu vực trên với các thiết bị có khả năng liên lạc, và tìm kiếm trên phạm vi rộng. 

Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cũng đang cử một nhóm đặc viên đến Malaysia để hỗ trợ việc điều tra vụ mất tích của phi cơ nước này, do có 3 người Mỹ ở trên máy bay. Giới chức Mỹ không loại trừ khả năng khủng bố hoặc nguyên nhân nào khác khiến chiếc máy bay biến mất. 

Cuộc tìm kiếm phi cơ chở 227 hành khách và 12 thành viên tổ bay trên vùng biển phía nam Việt Nam bằng tàu đã diễn ra xuyên đêm qua. Sáng nay, máy bay từ các nước đã quay lại khu vực trên để tham gia công việc này. 

"Đã hơn 24 giờ trôi qua kể từ khi chúng tôi nhận được tín hiệu từ MH370 lần cuối. Lực lượng tìm kiếm cứu nạn vẫn chưa xác định được vị trí của chiếc Boeing 777-200", đại diện Malaysia Airlines nói. "Đến thời điểm này, các nỗ lực tìm kiếm cứu nạn vẫn chưa tìm ra bất cứ mảnh vỡ nào của máy bay".

Trung Quốc cử hai tàu hải quân, các tàu bệnh viện, tàu cảnh sát đến khu vực nghi máy bay rơi, Malaysia huy động cả hải, lục và không quân vào cuộc, trong khi Singapore và Philippines cũng tham gia. Việt Nam đã cử tàu và máy bay đến khu vực này, đồng thời kêu gọi các ngư dân trong vùng thông báo cho cơ quan chức năng nếu phát hiện dấu hiệu nào khả nghi của máy bay mất tích. 

"Trong trường hợp khẩn cấp như thế này, chúng ta phải cho thấy sự đoàn kết nỗ lực vượt biên giới", trung tướng Roy Deveraturda, chỉ huy Bộ Tư lệnh phía Tây của quân đội Philippines, nói. 

Thông tin cập nhật trên Tienphong cho hay:

08:48 ngày 09/03/2014

Các chuyên gia bi quan về số phận của máy bay Malaysia bị mất tích. "Viễn cảnh có vẻ không được khả quan", phi công đã nghỉ hưu của hãng hàng không Mỹ American Airlines, Jim Tilmon nói trên CNN. Ông nhấn mạnh rằng đường bay của phi cơ mang số hiệu MH370 hầu hết là đi qua đất liền nên việc liên lạc với nó thông qua ăng-ten, radar và sóng vô tuyến là rất dễ dàng.

"Tôi đã cố gắng vẽ ra mọi kịch bản để có thể giải thích cho vụ việc này nhưng tôi đã không thành công", ông nói. Jim cho rằng chiếc Boeing 777-200 có thiết kế rất tinh vi như bất kỳ loại máy bay thương mại nào, với một hồ sơ an toàn vượt trội.

 

 

Việc thiếu thông tin liên lạc khiến tôi nghi ngờ rằng có một điều gì đó đáng tiếc nhất đã xảy ra", ông Mary Schaivo, cựu tổng thanh tra của Bộ Vận tải Mỹ, cũng đồng quan điểm. "Nhưng tất nhiên, điều đó không có nghĩa là không cần cứu hộ. Việc tìm máy bay và cứu hộ là rất cấp bách

08:45 ngày 09/03/2014

Hiện đang có nhiều lực lượng tham gia tìm kiếm nhưng chưa có phát hiện nào về máy bay Malaysia mất tích. Dự kiến sẽ có thêm 1 tàu của Trung Quốc và 1 tàu của Philippines được cử tới khu vực nghi máy bay gặp nạn để tham gia tìm kiế

08:37 ngày 09/03/2014

Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm-Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam cho biết: vào lúc 1h ngày 9/3, tàu Cảnh sát biển Việt Nam số hiệu CSB 2001 thuộc vùng cảnh sát biển 4, đã tiếp cận khu vực nghi máy bay Malaysia gặp nạn. Tiếp đó, đến 5h ngày 9/3, tàu cảnh sát biển số hiệu CSB 2003 thuộc vùng Cảnh sát biển 4, cũng có mặt tại khu vực trên để tiến hành công tác tìm kiếm.

Theo Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm tại khu vực này sáng nay mới chỉ xuất hiện một số tàu cá của Malaysia mà không có các tàu quân sự khác. Được biết, hai tàu của Cảnh sát biển Việt Nam đã chuẩn bị đầy đủ các phượng tiện cần thiết phục vụ cho việc tìm kiếm cứu hộ cứu nạn.

07:42:

Máy bay AN26 thứ 2 của Lữ đoàn không quân 918 (thuộc Binh chủng phòng không - không quân) đã cất cánh tới khu vực tìm kiếm. Ba tàu của Việt Nam (Vietnam MRCC, Hải quân, Cảnh sát biển) đều đã tiếp cận khu vực tìm kiến.

Được biết, trong hôm nay may bay của Mỹ cũng có thể tham gia tìm kiếm trên khu vực FIR Singaporecủa

07:17

Máy bay AN26 của Lữ đoàn không quân 918 (thuộc Binh chủng phòng không - không quân) đã cất cánh bay tới khu vực tìm kiếm dự kiến. Khu vực bay nằm trong FIR của Việt Nam.

Vị trí dự kiến bay của ngày hôm nay (lệch lên phía Bắc) vẫn đang được các lực lượng bàn thảo thống nhất.

07:00

Hiện Trung tâm tìm kiếm cứu nạn các tỉnh phía Nam cũng đã được thông báo về việc mất tích của máy bay Malaysia để phối hợp tìm kiếm, cung cấp thông tin.

Trong đêm qua (8/3), các tàu của Việt Nam (Vietnam MRCC, Hải quân, Cảnh sát biển) đều tìm kiếm suốt đêm. Nhưng do đêm tối nên việc tìm kiếm bị hạn chế. Nên tới nay vẫn chưa có phát hiện gì mới so với hôm qua về máy bay Malaysia mất tích.

Trên Báo Thanhnien cũng nói rằng:

Lúc 6g40, tổ bay đang tập huấn cho các phóng viên các yêu cầu bảo đảm an toàn trong chuýển bay, đặc biệt là trong tình huống máy bay sẽ mở khoang sau.

Lúc 6g30 phóng viên Viễn Sự đã ngồi trong máy bay số hiệu 286, tổ bay cho biết thời tiết hiện tại trên đất liền và vùng biển Việt Nam rất tốt cho công tác tìm kiếm.

Lúc 5g30 sáng 9-3, phóng viên Thuận Thắng và Viễn Sự báo Tuổi Trẻ cũng đã có mặt tại lữ đoàn 918 để bay cùng 2 máy bay AN26 số hiệu 286 và 261 ra vùng biển vịnh Thái Lan tìm kiếm máy bay của hãng hàng không Malaysia mất tích.

Có mặt trên máy bay là đại tá Nguyễn Đức Minh, phó tham mưu trưởng phòng không không quân trực tiếp chỉ huy đội tìm kiếm.

Theo đại tá Minh, ngày hôm nay các máy bay AN26 sẽ mở rộng phương thức tìm kiếm. Cụ thể khi cần thiết máy bay sẽ mở khoang sau để thả áo phao và một số vật dụng cứu nạn.

Đồng thời, do phạm vi tìm kiếm cũng trong vùng biển do Việt Nam quản lý không lưu nên đại tá Minh chỉ đạo máy bay sẽ linh hoạt hạ độ cao nhằm quan sát được tốt nhất.

Dự kiến thời gian bay kéo dài 3 tiếng đồng hồ sau đó tuỳ tình hình máy bay AN26 có thể quay về tiếp nhiên liệu để bay tiếp.

Lúc 4g30 sáng 9-3 hai tổ bay từ trực thăng Mig 171 với số hiệu 02 và 04 của Trung đoàn không quân 917 (Sư đoàn 370) đã tiến hành tiếp nhiên liệu và đến 5g30 việc tiếp nhiên liệu hoàn tất, chờ lệnh bay cứu nạn.

Đại tá Trần Văn Quang – trung đoàn trưởng Trung đoàn không quân 917 – cho biết toàn bộ lực lượng của hai tổ bay đã sẵn sàng chờ lệnh cấp trên để xuất phát.

Theo kế hoạch mỗi trực thăng sẽ mất một giờ bay mới tiếp cận được địa điểm nghi máy bay gặp nạn và sẽ tham gia tìm kiếm, cứu hộ khoảng một giờ rưỡi trên biển, sau đó sẽ trở về sân bay Cà Mau tiếp tục tiếp nhiên liệu để thực hiện các chuyến bay cứu hộ tiếp theo.

Mỗi trực thăng cứu hộ bao gồm tổ bay bốn người, tổ tìm kiếm trên không hai người (một trợ lý và một bác sỹ), trực thăng cũng có cần cẩu 350kg, một lần có thể cẩu được hai người.

Tại Trung tâm chỉ huy tìm kiếm cứu nạn, thông tin trên báo giao thông cho hay, sau khi cập nhật thông tin tọa độ tìm kiếm và yêu cầu Trung tâm tìm kiếm cứu nạn hàng hải xác định độ sâu, thời tiết tại khu vực biển được khoanh vùng.
 
Độ sâu tại khu vực được thông báo khoảng 50m, thời tiết rất thuận lợi, không có gió lớn hay mưa mù. 2 tàu có thể tiếp cận vị trí vào ngày mai. Như vậy, Việt Nam đã huy động cả trực thăng và tầu cứu nạn ra khu vực nghi có vết dầu loang và phù hợp với vị trí tàu bay của Malaysia mất liên lạc. 
 
Đến thời điểm này, hoạt động tìm kiếm bằng trực thăng đã kết thúc khoảng 3 tiếng, tuy nhiên các tàu qua lại trong khu vực vẫn được các đài thông tin duyên hải yêu cầu tăng cường quan sát, nếu thấy có dấu hiệu khác thường phải thông báo ngay cho lực lượng cứu nạn. 
 
Theo nhận định của Thứ trưởng Bộ GTVT Phạm Quý Tiêu, khu vực được phân vùng để tìm kiếm của Việt Nam khá hợp lý và đang được triển khai gần như đồng thời với các hoạt động tìm kiếm cứu nạn của Singapore, Malaysia.
 
"Dù các lực lượng đang cố hết sức, khẩn trương triển khai các phương án tìm kiếm, cứu nạn đối phó tình huống xấu nhất, nhưng chúng tôi luôn mong muốn có một điều kỳ diệu đã xảy ra, và không có chuyện 239 người trên chuyến bay đã gặp nạn", ông Tiêu chia sẻ với báo giới ngay tại trụ sở chỉ huy. 

 

 

Không loại trừ khả năng khủng bố
Tờ Tin nhanh VN đưa tin, các quan chức Malaysia đang điều tra vụ mất tích của chuyến bay chở 239 người hôm nay không loại trừ khả năng liên quan đến khủng bố, hoặc bất kỳ nguyên nhân nào khác, sau khi có tin hai người châu Âu trong danh sách hành khách thực ra không có mặt trên máy bay.
Tên của hai người, một người Áo và một người Italy bị mất hộ chiếu tại Bangkok cách đây hai năm, xuất hiện trên danh sách hành khách chuyến bay bị mất tích của hàng không Malaysia hôm nay.
Theo LA Times, chiều nay, sau khi hãng hàng không Malaysia Airlines cập nhật bản danh sách hành khách, hãng thông tấn Italy ANSA cho biết ông Luigi Maraldi, 37 tuổi, có tên trong văn bản này nhưng không có mặt trên chuyến bay MH370. ANSA nói ông này đã gọi điện cho gia đình vào báo tin vẫn sống khoẻ ở Thái Lan.
Bộ Ngoại giao Italy cũng xác nhận công dân Maraldi không lên máy bay mà đang ở Thái Lan và hoàn toàn khỏe mạnh.
Maraldi nói với tờ Corriere della Sera rằng hộ chiếu của ông bị ăn cắp từ tháng 8 năm ngoái.
"Có khả năng tên ông được ghi trong danh sách bởi vì ai đó đã dùng hộ chiếu của ông để lên máy bay", tờ báo đưa ra giả thuyết. Người phát ngôn của Malaysia Airlines nói chưa nhận được thông tin từ ông Maraldi.
Hãng thông tấn Áo APA cũng ra thông báo tương tự về công dân nước này có tên trong danh sách hành khách. Anh Christian Kozel, 30 tuổi, thông báo rằng hộ chiếu của anh bị mất cắp hai năm trước đấy tại Thái Lan.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Áo nói với Reuters rằng Đại sứ quán nhận được thông tin có công dân của họ là hành khách trên máy bay của Malaysia. "Nhưng hệ thống của chúng tôi phát hiện ra rằng đây là cuốn hộ chiếu bị đánh cắp".
Phát biểu với các phóng viên tối nay, thứ trưởng Giao thông Malaysia Aziz Kaprawi xác nhận ông đã biết tin tức về việc hộ chiếu của công dân Italy bị đánh cắp, và rằng giới chức đang điều tra theo hướng có âm mưu ở đây. "Thông tin này đang được xem xét".
Tổng giám đốc Cục hàng không dân dụng Malaysia Azharuddin Abdul Rahman thông báo các viên chức sân bay đang kiểm tra lại băng video an ninh quay các hành khách và hành lý, tờ Straits Times đưa tin.
Máy bay của hàng không Malaysia mất tích sáng nay trên đường đi từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh. Các trạm theo dõi không nhận được bất kỳ tín hiệu báo nguy cấp nào trước khi máy bay mất tích. Thời tiết khu vực không có biến động bất thường.
Theo Mikael Robertsson, đồng sáng lập viên của FlightRadar24, tổ chức chuyên theo dõi khaongr 120.000 chuyến bay mỗi ngày qua hơn 3.000 trạm thu nhận tín hiệu trên khắp thế giới, nói rằng những tín hiệu cuối cùng mà họ nhận được từ MH370 khi nó ở độ cao 35.000 feet. Liệu có khả năng nó chuyển sang khu vực nào đó quá xa để chúng ta không thể nhận được tín hiệu không? Ông cho rằng điều đó rất ít khẳng năng xảy ra.
"Chúng tôi đã có tình huống khá tốt", LA Times dẫn lời ông. "Chúng tôi đang nhận tín hiệu rất ổn định, và rồi bỗng nhiên tắt ngấm. ... Tôi không muốn phỏng đoán gì, nhưng có gì đó rất bất ngờ đã xảy ra".
Các chuyên gia hàng không lo lắng
Các chuyên gia hàng không lâu năm của Mỹ nhận định việc chiếc máy bay của hãng Malaysia Airlines bị mất tích điều rất bất thường bởi nó có thiết kế ưu việt và đang hoạt động trong điều kiện "tốt nhất". 
"Viễn cảnh có vẻ không được khả quan", phi công đã nghỉ hưu của hãng hàng không Mỹ American Airlines, Jim Tilmon nói trên CNN. Ông nhấn mạnh rằng đường bay của phi cơ mang số hiệu MH370 hầu hết là đi qua đất liền nên việc liên lạc với nó thông qua ăng-ten, radar và sóng vô tuyến là rất dễ dàng.
"Tôi đã cố gắng vẽ ra mọi kịch bản để có thể giải thích cho vụ việc này nhưng tôi đã không thành công", ông nói. Jim cho rằng chiếc Boeing 777-200 có thiết kế rất tinh vi như bất kỳ loại máy bay thương mại nào, với một hồ sơ an toàn vượt trội.
"Việc thiếu thông tin liên lạc khiến tôi nghi ngờ rằng có một điều gì đó đáng tiếc nhất đã xảy ra", ông Mary Schaivo, cựu tổng thanh tra của Bộ Vận tải Mỹ, cũng đồng quan điểm. "Nhưng tất nhiên, điều đó không có nghĩa là không cần cứu hộ. Việc tìm máy bay và cứu hộ là rất cấp bách".
Giám đốc điều hành hãng Malaysia Airlines, ông Ahmad Juahari Yahya, cho hay phi công điều khiển máy bay trên không hề phát tín hiệu nguy cấp trước khi mất tích.
"Ưu tiên cao nhất của hãng lúc này là phối hợp với lực lượng ứng phó khẩn cấp và các nhà chức trách để huy động sự hỗ trợ đầy đủ", ông Yahya nói. "Chúng tôi và mọi người đều đang hướng về các hành khách và phi hành đoàn cùng thân nhân của họ".
Hiện giới chức vẫn chưa tìm thấy bất kỳ mảnh vỡ nào của máy bay. Manh mối khả nghi duy nhất là hai vết dầu loang mà lực lượng cứu hộ hàng hải Việt Nam phát hiện trên vùng biển nghi máy bay rơi ở gần mũi Cà Mau.
Việc tìm máy bay mất tích trên biển luôn gặp nhiều khó khăn. Hộp đen của máy bay, thiết bị lưu trữ dữ liệu về chuyến bay và ghi âm tại buồng lái, được trang bị máy phát giúp phát ra các tín hiệu siêu âm ở dưới nước.
Trong điều kiện thuận lợi, tín hiệu có thể được dò thấy cách vị trí tai nạn vài trăm km, ông John Goglia, cựu thành viên của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ, cho biết.
Nếu hộp đen bị kẹt trong xác máy bay, tín hiệu này khó có thể truyền đi xa. Nếu hộp đen nằm ở đáy của các rãnh ngầm đáy biển, điều này cũng gây cản trở tín hiệu phát đi. Tín hiệu siêu âm cũng sẽ yếu dần theo thời gian

 

 

 

 

 

 

 

 

 Đan Phong

Ảnh: Tuổi trẻ - Thanh Niên - Tienphong- Zing news - VTC News

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang