Tin tức về Ukraine ngày 8/4: Ukraine nhận 'cái tát' từ châu Âu

author 06:54 08/04/2016

(VietQ.vn) - Tình hình Ukraine mới nhất cho biết 'Chuyên gia Mỹ nhận định Nga có thể động binh với Ukraine năm 2017'; 'Ukraine nhận cái tát từ châu Âu';...

Sự kiện: Cập nhật tình hình Nga - Ukraine

Chuyên gia Mỹ: Nga có thể động binh với Ukraine năm 2017

Theo tin tức về tình hình Ukraine mới nhất trên báo điện tử Đất Việt, chuyên gia địa chính trị Mỹ nhận định Nga sẽ sẵn sàng động binh Ukraine một lần nữa vào năm 2017 và Mỹ sẽ là bên đối đầu.

Theo quan điểm của George Friedman, việc Nga bất ngờ tuyên bố rút lực lượng chính ra khỏi Syria hồi tháng trước không đơn thuần hoàn toàn vì Syria, mà động thái này là một phần trong cuộc đàm phán phức tạp giữa Nga và Mỹ về chủ quyền của Ukraine.

Friedman cho rằng ông Putin muốn Ukraine nếu không thể là một vệ tinh của Nga thì nên đứng trung lập. Trong con mắt của Kremlin, một chính phủ Kiev thân phương Tây là một mối đe dọa không thể bỏ qua.

Tình hình Ukraine mới nhất cho biết chuyên gia Mỹ nhận định Nga có thể xâm lược Ukraine năm 2017

Tình hình Ukraine mới nhất cho biết chuyên gia Mỹ nhận định Nga có thể xâm lược Ukraine năm 2017

Nga từ lâu xem các nước Baltic, Belarus và Ukraine là vùng đệm chống lại những kẻ thù tiềm năng từ châu Âu và cả người Mỹ muốn kiểm soát cả khu vực này. Theo Friedman, Nga vẫn chưa sẵn sàng thực hiện bất kỳ hành động nào mạnh mẽ hơn nữa ở Ukraine nhưng vẫn tiếp tục tích tụ quân sự. Nếu muốn, Tổng thống Putin có thể sẵn sàng khởi động một hoạt động quân sự mạnh mẽ chống lại Ukraine trong năm 2017.

Đó chính là lý do khiến người Mỹ tăng cường triển khai quân đội tới Đông Âu, ông nói. Ông Friedman còn cho rằng chuyến đi tới Moscow tuần trước của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry là một bước đi trong quá trình này, nhưng diễn ra không được tốt đẹp. Chuyên gia Friedman nêu bằng chứng là Mỹ tuyên bố sẽ triển khai lực lượng bổ sung tới Đông Âu ngay sau chuyến thăm của ông Kerry.

Lầu Năm Góc tuyên bố sẽ gửi một lữ đoàn thiết giáp đến vùng Baltic và thêm hai lữ đoàn nữa sẽ được triển khai trong năm 2017 nhằm đối phó với Nga. Động thái này được Friedman xem là một sự chuẩn bị cho chiến tranh của Mỹ. Tuy nhiên, ông này cũng cho rằng không bên nào muốn xảy ra chiến tranh.

Ukraine nhận 'cái tát' từ châu Âu

Báo điện tử Đất Việt đưa tin, kết quả kiểm phiếu sơ bộ cuộc trưng cầu ý dân được tổ chức ngày 6/4 tại Hà Lan cho thấy có trên 61% cử tri nước này phản đối việc phê chuẩn hiệp định liên kết giữa Liên minh châu Âu (EU) và Ukraine.

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte tham gia cuộc trưng cầu ý dân ngày 6/4

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte tham gia cuộc trưng cầu ý dân ngày 6/4

Tỷ lệ cử tri tham gia bỏ phiếu để trả lời câu hỏi "Bạn ủng hộ hay phản đối việc phê chuẩn hiệp định liên kết giữa EU và Ukraine?" đạt trên 30%, điều kiện cần thiết để cuộc trưng cầu ý dân được coi là hợp lệ.

Cuộc trưng cầu nêu trên không mang tính ràng buộc đối với Chính phủ Hà Lan. Tuy nhiên, các nhà phân tích nhận định đây được xem là phép thử đối với EU và việc người dân phản đối thoả thuận sẽ là một “bước lùi” của Chính phủ Hà Lan, nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng Liên minh châu Âu (EC). Hiện chưa rõ Chính phủ Hà Lan sẽ phản ứng ra sao khi người dân chống lại thoả thuận liên kết này.

Tổng thống Ukraine mất mặt nhất trong vụ “Hồ sơ Panama”

Theo Kiến Thức, qua vụ “Hồ sơ Panama”, người bị mất mặt nhất lại là Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko. Đó là nhận định của nhà báo người Ireland Bryan MacDonald, bình luận viên chuyên về Nga, trong một bài viết đăng trên báo mạng Russia Today (RT).

Theo nhà báo Bryan MacDonald, suốt hai năm trời, báo chí phương Tây ra sức tung hô "Euromaidan" là "cuộc cách mạng nhân phẩm" ở Ukraine. Truyền thông phương Tây cũng không ngần ngại ca ngợi Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko là người bảo vệ các giá trị dân chủ ở “Ukraine mới”.

 Hồ sơ Panama bộc lộ bản chất tài phiệt của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko

 Hồ sơ Panama bộc lộ bản chất tài phiệt của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko

Ngược lại, phương tiện truyền thông Nga đã liên tục gọi “Euromaidan” là một "cuộc đảo chính” và điều này khiến phương Tây vô cùng tức giận. Từ lâu, phương Tây đã cáo buộc Nga cố tình “đổi trắng thay đen” về tình hình Ukraine.

Trong thực tế, Maidan không phải là một cuộc cách mạng. Cách mạng luôn hàm ý một sự thay đổi triệt để về cấu trúc, nhưng ở Ukraine thời “hậu Maidan”, chẳng có gì thay đổi về cấu trúc mà chỉ có sự thay thế một nhóm thượng lưu bị cho là tham nhũng này bằng một nhóm thượng lưu khác còn tham nhũng hơn.

> > Yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan Hải Dương 981 khỏi Vịnh Bắc Bộ

Trang Mạc (T/h)


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang