Tràng tiền Plaza bán quần áo xuất xứ Trung Quốc

author 07:04 14/05/2013

Điều đáng nói là trên nhãn mác của quần áo, ban đầu in chữ “xuất xứ Marruecos” tuy nhiên, sau đó lại bị gạch, xóa đi và viết vào đó chữ “China” bằng nét bút bi thay thế.

Sự kiện:

Theo chị Vũ Thu Hà (cư ngụ tại Hàng Chuối, Hà Nội) khi vào gian hàng Mango định mua một chiếc túi giá 2 triệu nhưng khi nhìn lại chị mới biết sản phầm có nguồn gốc từ Trung Quốc.

“Tôi được biết Mango là một thương hiệu quốc tế dành cho phụ nữ trẻ, khởi nguồn từ Tây Ban Nha nhưng không hiểu sao trong gian hàng của Mango lại có khá nhiều túi xách xuất xứ Trung Quốc. Những túi xách này được bán trà trộn với các sản phẩm khác và nếu không để ý nhãn mác thì khách hàng khó mà biết được” – chị Hà thắc mắc.
 
Cách đó không xa, cửa hiệu quần áo thời trang mang nhãn hiệu H.E của Mango cũng trưng bày không ít hàng “made in China”.
Chiếc áo có ghi xuất xứ từ Trung Quốc
Chiếc áo có ghi xuất xứ từ Trung Quốc bằng mực bút bi
 
Điều đáng nói là trên nhãn mác của quần áo, ban đầu in chữ “xuất xứ Marruecos” tuy nhiên, sau đó lại bị gạch, xóa đi và viết vào đó chữ “China” bằng nét bút bi thay thế.
 
“Điều này khiến tôi hoài nghi, không biết những chiếc áo khác, ghi nhãn mác Tây Ban Nha hay nước này, nước khác nhưng liệu có chắc không phải là hàng Trung Quốc không?” – Chị Hà cảm thấy bất an với những sản phẩm gắn mác hàng hiệu.
 
Cô Hòa (Hoàn Kiếm, Hà Nội) - khách hàng từng nhiều lần mua sắm tại Tràng Tiền Plaza cho biết: “Dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5 vừa rồi, tôi đi mua quần áo cho con, tiện đường ghé gian hàng quần áo Tommy – Hilfiger trong Tràng Tiền Plaza, tôi thấy nhiều chiếc váy đề nhãn mác “made in China”.
 
Không những thế, chị Hà cũng cho hay: Khu quần áo cho trẻ em ở siêu thị này cũng có khá nhiều sản phẩm có xuất xứ Trung Quốc với mức giá rất đắt từ 1 – 3 triệu đồng/chiếc.
 
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Xuân Dương - phòng chăm sóc khách hàng của Tràng Tiền Plaza cho biết: Tràng Tiền Plaza không có thông báo hay quy định gì về việc cấm bán hàng Trung Quốc, bởi một số thương hiệu kinh doanh tại Tràng Tiền Plaza có thể có nhà máy sản xuất tại một nước thứ 3 là Trung Quốc.
 
Ví dụ như Mango có một số hàng “made in China” vì sản phẩm mang thương hiệu Mango nhưng có thể được sản xuất tại Trung Quốc.  “Tràng Tiền Plaza sẽ ghi nhận ý kiến đóng góp của khách hàng và sẽ cho bộ phận đi kiểm tra chất lượng của sản phẩm” – ông Dương nói.
 
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn - Chủ tịch tập đoàn Liên Thái Bình Dương từng khẳng định: “Tôi không 'chơi ngông', liều lĩnh hay thiếu suy nghĩ để chi 400 tỷ đồng cải tạo, mời nhà đầu tư quốc tế góp 3.000 tỷ đồng vào Tràng Tiền Plaza. Bởi với tôi, Tràng Tiền Plaza không đơn giản là một trung tâm thương mại mà còn là khát vọng một đời của một người con xa xứ”.
 
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn khẳng định, "với Tràng Tiền Plaza, tham vọng của tôi là nỗ lực xây dựng một địa chỉ mua sắm xứng tầm, đẳng cấp dành cho người Việt cũng như du khách quốc tế", quả không ngoa nếu nhìn từ vẻ bề ngoài hoành tráng, và số gian hàng hiệu đồ sộ.
 
P.V (tổng hợp Đầu tư, GDVN)
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang