Tự ý bắt rắn hổ mang về thịt, một người nghi bị cắn tử vong, người dân chớ đùa với ‘tử thần’

author 16:58 09/08/2017

(VietQ.vn) - UNND xã Điện Thắng Nam (Quảng Nam) vừa xác nhận một người đàn ông ở Quảng Nam vừa tử vong do một con rắn hổ mang cắn.

Theo đó, ngày 9/8, ông Nguyễn Văn Câu, Phó chủ tịch UBND xã Điện Thắng Nam (thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) xác nhận và cho biết, khoảng 16 giờ chiều 8/8, ông Phan Đức L (SN 1960, trú thôn Phong Lục Tây, xã Điện Thắng Nam), bắt được một con rắn hổ mang nặng khoảng 7 - 8 lạng ở gần nhà.

Sau đó, ông L đã nhờ một người phụ nữ hàng xóm bán rắn nhưng do người này sợ nên ông L mang về nhà nhốt trong bao. Khoảng 23 giờ cùng ngày, một người bạn của ông L đến nhà chơi thì tá hỏa phát hiện ông L tử vong bên mâm cơm, cạnh đó là xác của con rắn hổ mang. Được biết, ông L đã ly thân với vợ và hiện đang sinh sống một mình và là hộ nghèo của địa phương.

Ngôi nhà ông L nghi bị rắn hổ mang cắn tử vong. Ảnh: Trí thức trẻ

Ngôi nhà ông L nghi bị rắn hổ mang cắn tử vong. Ảnh: Trí thức trẻ

Theo nhận định ban đầu, có khả năng ông L mang con rắn độc ra làm thịt để nhậu thì không may bị rắn cắn. Sau khi đập chết con rắn, chất độc phát tác khiến nạn nhân tử vong.

Theo tìm hiểu, rắn hổ mang là một trong số 4 loài rắn lớn tại Ấn Độ, nơi có đến 50.000 người chết do rắn cắn mỗi năm. Loài rắn hổ mang Ấn Độ Naja naja có chiều dài cơ thể tới 2,1 mét. Nọc độc của rắn gây chết người, tác động nhanh chóng và bao gồm hai giai đoạn.

Đầu tiên, chất độc thần kinh có trong nọc rắn ngăn chặn hoạt động của hệ thống thần kinh và hệ thống thần kinh - cơ  trong vòng 15 phút đến hai giờ, gây ra tình trạng buồn ngủ, tê liệt, mất ý thức, khó thở. Các mô xung quanh vết cắn bị thâm, sưng lên và chết đi. Điều này gây ra nhiễm trùng và nạn nhân có thể phải cắt bỏ bộ phận cơ thể như chân, tay.

Nọc độc rắn còn chứa độc tố cardiotoxin nguy hiểm. Ở giai đoạn cuối cùng, độc tố cardiotoxin làm tăng huyết áp trước khi nhanh chóng chậm lại và khiến tim ngừng đập.

Một vết cắn có thể không chứa nọc độc, nhưng rắn hổ mang có khả năng cắn nhiều lần để phun ra lượng nọc độc lớn. Rắn hổ mang giết chết nhiều người vì nó hoạt động cả ngày lẫn đêm. Chúng thường xuất hiện ở khu vực đông dân cư.

Nếu có dấu hiệu trúng nọc độc sau khi bị rắn cắn, bạn nên lập tức sử dụng huyết thanh kháng nọc độc để tránh bị tử vong trong chưa đầy một giờ.

Biểu hiện khi bị rắn độc cắn

Tùy loại rắn cắn mà nạn nhân có những biểu hiện đặc trưng. Vết cắn do nhóm rắn hổ: tại vết cắn nạn nhân bị đau, sưng nề, có thể có hoại tử đen da vùng bị cắn (da bị chết do nọc độc).

Tùy loại rắn cắn mà nạn nhân có những biểu hiện đặc trưng. Vết cắn do nhóm rắn hổ: tại vết cắn nạn nhân bị đau, sưng nề, có thể có hoại tử đen da vùng bị cắn (da bị chết do nọc độc), nhiễm khuẩn, sưng đỏ, sốt, có mủ. Nhưng nếu rắn cạp nia, cạp nong cắn thì ở vết rắn cắn không có gì đặc biệt. Triệu chứng toàn thân: bệnh nhân bị đau nhiều, nói khó, mờ mắt, yếu chân tay, khó thở, liệt toàn thân, loạn nhịp tim, đái ít,… dễ tàn phế hoặc tử vong do liệt các cơ hô hấp.

Nhóm rắn lục cắn: tại vết cắn có triệu chứng nhiễm độc là sưng nề, phỏng nước, chảy máu vùng vết cắn, chảy máu toàn thân khó cầm. Bệnh nhân tử vong do chảy máu, mất máu.

Do mỗi loại rắn cắn có những đặc điểm khác nhau, nên để giúp bác sĩ xác định rắn độc cắn là loại rắn nào, nạn nhân và người nhà cần cung cấp thông tin về nơi bị rắn cắn, đặc điểm của con rắn (nếu nhìn thấy), các biện pháp sơ cứu đã áp dụng. Trường hợp đánh chết được con rắn thì mang rắn đến bệnh viện để bác sĩ nhận dạng. Nếu chụp ảnh được con rắn thì gửi qua email, hoặc rửa ảnh mang đến bệnh viện.

An Dương (T/h)

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang