Vụ tìm kiếm máy bay Malaysia: Cơ quan tình báo vào cuộc điều tra

author 16:43 09/03/2014

(VietQ.vn) - Người đàn ông có hộ chiếu trên máy bay mất tích vẫn đang ở Phúc Kiến, Trung Quốc và chưa bao giờ đi Malaysia và 2 kẻ dùng hộ chiếu đánh cắp có vẻ mua vé cùng nhau.

Sự kiện:

Tình báo, cơ quan chống khủng bố đã được thông báo
VTC News dẫn lời cổng thông tin Sina dẫn báo địa phương Trung Quốc đưa tin, người đàn ông có số hộ chiếu trong danh sách mà hãng Malaysia Airlines cung cấp không hề đi du lịch ở Malaysia và vẫn ở nhà tại Phúc Thanh, Phúc Kiến.
Người đàn ông họ Du (Yu), 37 tuổi, cho biết làm hộ chiếu từ năm 2007 nhưng chưa sử dụng bao giờ, cũng không làm mất, mà luôn cất trong nhà. Ông khẳng định chưa hề rời khỏi Phúc Thanh, cũng không đi du lịch Malaysia. Trong quyển hộ chiếu ông cung cấp không hề có dấu xuất nhập cảnh.
Tuy nhiên số hộ chiếu của ông lại có trong danh sách hành khách trên chuyến bay của hàng không Malaysia bị mất tích. Mã số giống số của ông Du, nhưng tên thì khác.
Người nhà hành khách trên chuyên may mỏi mòn chờ đợi
Trong khi đó, CNN‬ vừa dẫn các nguồn tin cho biết hai người lên chuyến bay mang mã hiệu MH370 của Malaysia Airlines sử dụng hộ chiếu đánh cắp 'dường như đã mua vé cùng nhau'.
Trong diễn biến liên quan, tình báo Malaysia đã phối hợp với FBI điều tra nghi vấn khủng bố liên quan tới vụ máy bay mang số hiệu MH370 mất tích khi đi từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh ngày 8/3.
XEM VIDEO TÌM KIẾM MÁY BAY BOEING MẤT TÍCH TẠI ĐÂY
Yahoo News đưa tin, đã tìm được đoạn băng CCTV tại sân bay ở Kuala Lumpur ghi lại hình ảnh 2 người nghi là sử dụng hộ chiếu đánh cắp tại khu vực làm thủ tục lên máy bay. Đoạn băng này sẽ được sử dụng trong công tác điều tra.
Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng kiêm Bộ trưởng Giao thông vận tải Malaysia Datuk Seri Hishammuddin Hussein xác nhận thông tin rằng, ít nhất 4 cái tên trong danh sách hành khách trên máy bay mất tích đang bị điều tra.
Ông cho biết, cơ quan tình báo Malaysia đang làm việc với các cơ quan tình báo nước ngoài, bao gồm cả Cục điều tra liên bang Mỹ FBI, và các đơn vị chống khủng bố của các quốc gia láng giềng: "Tình báo của chúng tôi đã bắt đầu khởi động, và tất nhiên là cả các đơn vị chống khủng bố từ các quốc gia liên quan cũng đã được thông báo".
Theo ông này, hiện chưa có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy mối đe doạ về an ninh. "Nhưng nếu có mối đe doạ nào về an ninh, chúng tôi sẽ tìm hiểu xem nó ở đâu". Ông cho biết sẽ tiếp tục triệu tập các cuộc họp với các cơ quan tình báo có liên quan.
Những cuộc điện thoại cuối cùng
Cũng thông tin trên tờ báo này, gia đình của một hành khách Trung Quốc mất tích trên chuyến bay MH 370 của Malaysia đã liên lạc với điện thoại di động của anh ta.
Nhà chức trách Malaysia đang cố gắng sử dụng các tín hiệu để xác định vị trí máy bay, Truyền hình Bắc Kinh đưa tin. Hãng truyền hình CCTV Trung Quốc cũng nói thêm điện thoại của người đàn ông này đã gọi và liên lạc được trước khi bị cắt đứt đột ngột.
Trước đó, trong cuộc họp báo sáng 9/3, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishamuddin Hussein được Chinanews dẫn lời nói máy bay MH370 của hàng không nước này có thể đã bị khủng bố hoặc bị cướp.
Ông Hishamuddin Hussein nói giới chức Malaysia đang truy lùng thông tin 4 hành khách mang hộ chiếu giả, nhưng chưa thể tiết lộ điều gì với báo giới bởi 'lý do an ninh'.
Chinanews dẫn nguồn tin tại Kuala Lumpur nói toàn bộ danh sách hành khách trên chuyến bay mất tích cũng đang được điều tra, xác minh nhưng hiện chưa có thông tin cụ thể nào tiết lộ ra ngoài.
Infonet cho hay, một phi công của chiếc Boeing 777 bay trước máy bay Malaysia bị mất tích 30 phút, cho biết ông đã bắt được tín hiệu với máy bay này chỉ vài phút sau khi kiểm soát không lưu của Việt Nam yêu cầu.
Viên phi công, đề nghị không nêu tên, cho biết, khi đó máy bay của ông đang trên hành trình đến Narita, Nhật Bản.
Khi vào không phận Việt Nam, máy bay của viên phi công này nhận được yêu cầu từ kiểm soát không lưu Việt Nam nhờ sử dụng tần số khẩn cấp để liên lạc với MH370 vì phía Việt Nam không thể liên hệ được với chiếc máy bay này.
“Chúng tôi cố gắng liên lạc với MH370 vào 1h30 và hỏi họ đã vào không phận Việt Nam hay chưa. Âm thanh ở phía bên kia có thể là của cơ trưởng Zaharie (Ahmad Shah, 53 tuổi) hoặc Fariq ( Abdul Hamid, 27 tuổi). Âm thanh rất nhiễu, nhưng đoạn cuối tôi nghe thấy tiếng lầm bầm. Đó là lần cuối cùng tôi nghe thấy họ, sau đó chúng tôi mất liên lạc”, tờ Sunday Times dẫn lời phi công.
Viên phi công này cũng băn khoăn: “Nếu máy bay đang gặp nạn, chúng tôi sẽ phải nghe thấy tín hiệu cấp cứu của phi công. Nhưng tôi chắc chắn rằng chúng tôi không nghe thấy điều đó…

Đan Lê

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang