Cảnh báo: Thủng trực tràng do tự ý thụt tháo không đúng cách

authorKhánh Mai 10:53 01/03/2023

(VietQ.vn) - Mới đây, một cụ ông 90 tuổi, sống tại Vũng Tàu, có tiền sử bệnh táo bón đã phải nhập viện cấp cứu do thủng trực tràng vì dùng vòi xịt toilet.

Mới đây, Bệnh viên Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu) đã tiếp nhận và điều trị khẩn cấp cho bệnh nhân H.K.A (90 tuổi, ngụ phường 11 TP. Vũng Tàu) bị thủng trực tràng, tiên lượng nặng do dùng vòi xịt, xịt trực tiếp vào hậu môn. CTscan ổ bụng chẩn đoán thủng trực tràng sau dùng vòi xịt nhà vệ sinh để thụt tháo hậu môn. Cách đây 12 năm, bệnh nhân đã từng phẫu thuật thủng trực tràng nguyên nhân cũng là do dùng vòi xịt, xịt trực tiếp vào hậu môn.

Bệnh nhân được phẫu thuật cấp cứu, khi mở ổ bụng kiểm tra thấy tình trạng ổ bụng có dịch máu bầm, phân trong ổ bụng, đoạn trực tràng trên có đường vỡ dọc mặt trước trực tràng dài khoảng 5cm trong lòng chứa đầy máu bầm và phân. Bác sĩ đã tiến hành làm sạch ổ bụng, phẫu thuật khâu vị trí thủng và làm hậu môn nhân tạo. Bệnh nhân được gia đình đưa vào Bệnh viện Vũng Tàu khám, chụp X-quang, siêu âm, chụp 

 Không nên dùng vòi xịt toilet để thụt tháo vào hậu môn, dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Ảnh minh họa

BS.CKII Nguyễn Văn Bình, Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết: Các bác sĩ đã phẫu thuật thành công cho bệnh nhân H.K.A. Sau phẫu thuật bệnh nhân phục hồi tốt, hậu môn nhân tạo hoạt động tốt. Hiện bệnh nhân đang được tiếp tục theo dõi và điều trị tại bệnh viện.

Người bị táo bón sẽ đi ngoài phân nhỏ, cứng, rời rạc và mất rất nhiều sức để rặn. Nhiều trường hợp bị đau rát hậu môn và chảy máu theo phân khi đại tiện vì phân khô và lớn làm trầy xước niêm mạc trực tràng hậu môn. Trường hợp không thể đại tiện được bụng sẽ có những cơn co thắt, bụng nặng, thắt lưng khó chịu, luôn có cảm giác phân vẫn ở trong trực tràng nhưng lại không thể đi ngoài được. Cách đi ngoài thuận lợi khi bị táo bón là uống nước uống dinh dưỡng có chứa chất xơ hòa tan. Nước chiếm khoảng 75 - 78% thành phần phân nên nếu tỷ lệ của nó giảm xuống chỉ còn 50% thì phân sẽ di chuyển khó khăn hơn nhiều và nếu tỷ lệ này chỉ còn 20% khối phân sẽ bị tắc hoàn. 

BS.CKII Nguyễn Văn Bình khuyến cáo: Tuyệt đối không dùng vòi xịt nhà vệ sinh để thụt tháo hậu môn khi bị táo bón. Vòi xịt nhà vệ sinh thường được thiết kế theo kiểu vòi xịt tăng áp, tức là có áp lực nước mạnh gấp 3 - 4 lần so với các loại vòi xịt vệ sinh bình thường. Do đó, dùng vòi xịt nhà vệ sinh để thụt tháo hậu môn là việc làm cực kỳ nguy hiểm, mức độ nhẹ có thể gây ra các tổn thương, viêm nhiễm ở niêm mạc hậu môn, viêm nhiễm trực tràng, nặng nề hơn có thể gây vỡ đại tràng, trực tràng.

Khánh Mai (t/h) 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang