Ăn gì để tăng sức đề kháng khi chuyển mùa?

author 06:50 28/09/2013

(VietQ.vn) - Khi ăn uống đúng cách sẽ góp phần tăng sức khỏe, cơ thể có sức đề kháng tốt, bệnh tật sẽ bị đẩy lùi.

Theo y sinh và dân gian Việt Nam, thời điểm các tháng từ tháng 9 - 11 hàng năm, thời tiết chuyển mùa sẽ khiến cơ thể mỏi mệt, nhiều bệnh tật có cơ hội phát triển.

Tương ứng với những tháng đó là mùa hè chuyển sang mùa thu và tiếp tới là mùa đông. Thời tiết các mùa này, nắng mưa thất thường, nhiệt độ thay đổi nhanh, cơ thể khó thích nghi kịp thời. Cũng trong mùa và điều kiện thời tiết đó, các bệnh như: viêm đường hô hấp, viêm họng, cảm cúm, ban đỏ, thủy đậu, đau mắt đỏ… phát triển và diễn biến phức tạp.

an gi de dep da

Ăn gì để đẹp da là câu hỏi dễ trả lời nếu bạn biết dùng thực phẩm đúng cách. Ảnh minh họa

Trong điều kiện đó, mỗi gia đình nên áp dụng một số biện pháp phòng bệnh cho trẻ như tạo môi trường thoáng mát sạch sẽ, không để trẻ tiếp xúc với người bệnh, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đảm bảo ăn chín uống sôi, tắm cho trẻ bằng nước ấm thay vì nước lạnh, đeo khẩu trang khi cho trẻ đi ngoài đường tránh bụi bẩn và nhiễm khuẩn, cho trẻ uống đủ nước và hạn chế ăn kem lạnh.

Ngoài biện pháp kể trên, để tăng cường đề kháng cho những người trong gia đình, nhất là trẻ nhỏ, cha mẹ có thể bổ sung các loại thực phẩm có tác dụng tăng sức đề kháng.

Dưới đây Chất lượng Việt Nam giới thiệu nhóm thực phẩm có khả năng giúp tăng sức đề kháng.

1.Cam, chanh, bưởi: Chống dị ứng.

Dị ứng là bệnh rất phổ biến khi thời tiết chuyển mùa, để phòng bệnh này nên cho trẻ ăn nhiều cam, chanh và bưởi.

Trong các loại quả này có chứa nhiều vitamin C có tác dụng chống lại hoạt tính của histamine – một chất gây dị ứng trong cơ thể.

Vitamin có trong loại quả trên còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng để cơ thể chống lại vi khuẩn đồng thời còn tiêu diệt virus trong màng dịch nhầy ở mũi và cổ họng giảm chứng dị ứng.

Những loại quả này còn có chất carotene - dưỡng chất từ thực vật này kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều tế bào máu trắng hơn để phòng chống các căn bệnh nhiễm trùng và interferon, một loại kháng thể sinh ra khi cơ thể bị vi rút tấn công, nhằm ngăn không cho vi rút phát triển.

2. Các loại sữa chua: Hỗ trợ tiêu hóa.

Trong sữa chua có chứa axit lactic, axit này giúp kích thích gia tăng lợi khuẩn trong đường ruột, ức chế vi khuẩn gây hại phát triển đồng thời giảm hoạt tính của các chất gây hại cho đường ruột. Sữa chua cũng giúp kích thích trẻ ăn ngon miệng và giúp quá trình chuyển hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng cho cơ thể diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn.

Các vi khuẩn có trong sữa chua còn có thể làm thay đổi tiền chất gây ung thư hiện diện trong đường tiêu hóa. Từ đó có thể giúp ức chế sự xuất hiện của bệnh ung thư dạ dày cho trẻ.

Không những thế, sữa chua còn đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể bạn chống lại bệnh tật. Vậy, sữa chua vừa là nguồn cung cấp dưỡng chất tuyệt vời, vừa đóng vai trò như một loại vacxin tự nhiên giúp chúng ta chống lại sự phát triển một số loại bệnh liên quan tới dạ dày, đường tiêu hóa…

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sữa chua ăn và sữa chua uống của các doanh nghiệp hàng đầu ngành sữa Việt Nam. Điển hình như Vinamilk, có rất nhiều loại sữa chua ăn, sữa chua uống phù hợp với khẩu vị và nhu cầu tiêu dùng của người Việt. Đặc biệt, nếu không mua được sữa chua, mỗi gia đình có thể tự làm sữa chua cho mình. Chỉ cần dùng sữa đặc ông thọ - một nhãn hiệu quen thuộc của Vinamilk, dùng thêm mấy hộp sữa nước và sữa chua, pha chế với nhau và hâm nóng rồi để trong ngăn mát, chỉ khoảng vài giờ là đã có những cốc sữa chua ngon lành.

An uong gop phan tang cuong suc khoe

Nhiều loại trái cây ở Việt Nam dùng tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa

3. Đu đủ, dưa hấu, bí đỏ, cà rốt. Chống nứt nẻ và khô da.

Không ít người lo sợ mỗi khi mùa hanh khô tới. Vào thời tiết đó, da có thể bị nứt nẻ, chảy máu hoặc da khô. Da vốn là tuyến phòng vệ đầu tiên của hệ miễn dịch. Vitamin A cần thiết cho sự bảo vệ vẹn toàn của biểu mô dưới da giúp cho các tế bào da luôn khỏe mạnh và nhuận hồng. 

Vitamin A là vitamin hàng đầu để cải thiện làn da và ngăn ngừa sự lão hóa. Nó là một tác nhân mạnh mẽ loại bỏ các tế bào chết và làm cho da tươi trẻ hơn. Loại vitamin này đến từ 2 hình thức: retinol có trong thịt, cá, trứng và sản phẩm sữa; beta-carotene đến từ những trái cây màu đỏ, cam, vàng và rau xanh. 

Quả mơ, cà rốt, khoai lang và bí ngô đều là nguồn beta-corotene dồi dào. Dưa hấu có khả năng giúp ngăn ngừa bong tróc, làm sáng da, trị mụn, chống lão hóa, thậm chí nó là phương thuốc điều trị hiệu quả cho làn da bị cháy nắng.

Dầu oliu có hàm lượng axit béo axit oleic cao, chống viêm nhiễm hiệu quả. Axit oleic là một thành viên trong gia đình omega 9. Nó có thể tạo nên sự khác biệt trong làn da giống như một mảnh da giày cũ với một cánh hoa hồng.

Để có lớp da mịn màng, ăn khoảng 2 thìa dầu oliu mỗi ngày. Lê tàu cũng chứa nhiều axit oleic, và cả vitamin C, E. Hoặc ăn bánh mì nướng kẹp cà chua, kết hợp với cốc trà xanh – một bữa ăn đẹp da hoàn hảo. Để có làn da như em bé, tránh các đồ uống khử nước như rượu bia và caffeine. Vào mùa hè hãy uống soda, nó sẽ ít khử nước hơn là rượu và sâm banh. Ngoài ra nước lọc cũng hiệu quả.

4. Thịt đỏ : Tăng cường hệ miễn dịch.

Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt bê mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu nó được tiêu thụ một cách hợp lý. Tuy nhiên, nên ăn thịt đỏ ở dạng nạc, không mỡ. Lợi ích đầu tiên của việc ăn thịt đỏ là cung cấp chất đạm cho cơ thể, vì thịt là nguồn giàu chất đạm nhất trong các loại thực phẩm. Bên canh đó thì thịt nạc còn: tăng cường năng lượng, bổ sung vitamin, phòng chống ung thư, cải thiện trí thông minh và cung cấp axít béo omega-3. Trong thịt đỏ còn chứa rất nhiều kẽm giúp các bạch cầu phát triển nên có tác dụng chống  các vi khuẩn và siêu vi xâm nhập nên có dụng tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả cho trẻ nhỏ.

Hồng Anh

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang