Ào ào mở cửa hàng mới, nhưng Thế giới Di động đang ôm khối nợ hơn 21 nghìn tỷ

author 16:00 11/11/2019

(VietQ.vn) - Thế giới Di động của ông Nguyễn Đức Tài đang ôm khối nợ hơn 21 nghìn tỷ đồng, trong đó khoản nợ ngân hàng là hơn 10 nghìn tỷ đồng.

Vietnamdaily dẫn báo cáo tài chính kiểm toán công bố mới đây, tại ngày 30/9 năm nay, CTCP Đầu tư Thế giới Di động (mã CK: MWG) có tổng nguồn vốn 32.253 tỉ đồng, tăng 15% so với ngày đầu năm, tương đương với mức tăng 4.231 tỉ đồng. Trong đó, vốn chủ sở hữu tăng 25,7% lên 11.290 tỉ đồng, tương đương gần 35% tổng nguồn vốn.

Nợ phải trả tăng 10,1% so với ngày đầu năm lên 21.064 tỉ đồng, trong đó nợ ngắn hạn tăng 2.013 tỉ đồng và nợ dài hạn giảm 89 tỉ đồng.

 Thế giới Di động đang ôm khoản nợ hơn 21 nghìn tỷ đồng.

Đáng chú ý, giá trị vay ngân hàng ngắn hạn thời điểm 30/9 là 8.913 tỉ đồng, tăng 3.077 tỉ đồng so với ngày đầu năm. Giá trị vay dài hạn là 1.121 tỉ đồng, giảm 7,2%. Tổng giá trị vay ngắn hạn và dài hạn của MWG tại ngày cuối quí III là 10.034 tỉ đồng. Giá trị vay này tương đương 47,6% tổng nợ phải trả và 31% tổng nguồn vốn của MWG.

Chủ nợ lớn nhất của MWG tại thời điểm cuối quí III là Ngân hàng TNHH Một thành viên HSBC Việt Nam với dư nợ 1.778 tỉ đồng. Các vị trí thứ hai, ba, tư tiếp tục là các ngân hàng nước ngoài khác. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đứng thứ năm với 712 tỉ đồng.

Theo Vietnamnet, chiến lược mở rộng mạng lưới của MWG được một số công ty chứng khoán đánh giá là hợp lý, trong bối cảnh cơ hội chiếm thị phần là không phải lúc nào cũng có ở một thị trường bán lẻ đang phát triển thần tốc, với quy mô hơn 140 tỷ USD vào 2018 và dự báo lên 180 tỷ USD vào 2020.

Tuy nhiên, cuộc chiến trên thị trường bán lẻ cả online và offline tại Việt Nam đang khốc liệt hơn bao giờ hết với nhiều đại gia sừng sỏ trong và ngoài nước, với những ông lớn có tiềm lực tài chính rất mạnh như Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.

Không ít những trường hợp vay nợ lớn mà không kiểm soát cân đối được dòng tiền đã gặp khó khăn, thậm chí vỡ nợ phải bán mình như trường hợp: chuỗi 87 cửa hàng Shop&Go cho Vingroup giá 1 USD; đại gia Pháp Auchan với hệ thống 15 cửa hàng bán mình cho đại gia Việt; Tập đoàn Metro Cash & Carry (Đức) bán lại chuỗi 19 siêu thị Metro cho Tập đoàn TCC (Thái Lan)… Nhiều thương hiệu trong nước như Maximart, Citimart, Fivimart… cũng đã biến mất khỏi thị trường qua các cuộc mua bán - sáp nhập.

Cuối tháng 9 vừa qua, MWG có 2.706 cửa hàng, tăng 85 cửa hàng so với cuối tháng 8 và tăng 257 cửa hàng so với cuối quí II. Tính trung bình trong quí III, MWG có thêm một cửa hàng mới sau mỗi 8,4 giờ đồng hồ.

Từ cuối năm 2018 đến cuối tháng 9/2019, MWG mở mới 519 cửa hàng. Đến nay, chuỗi Điện máy Xanh đã vượt mục tiêu 900 cửa hàng đặt ra cho cả năm 2019.

Với chiến thuật tối ưu hoá diện tích, trong quý III, đã có 125 cửa hàng Điện Máy Xanh mini diện tích nhỏ được thay đổi cách trưng bày, giúp sản phẩm trưng bày nhiều hơn, doanh thu mang lại nhiều hơn so với trước đây.

Kiểm tra 5 điểm kinh doanh Seven.AM ở Hà Nội: Giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ chủ hàng xin... 'xuất trình sau'(VietQ.vn) - Sáng 11/11, theo chỉ đạo của Tổng cục Quản lý thị trường, Đội QLTT số 14 tiến hành kiểm tra 5 điểm kinh doanh thương hiệu thời trang Seven.AM tại Hà Nội.

Đây cũng là quý chứng kiến sự gia tăng kỉ lục số lượng điểm kinh doanh trong hệ thống thuộc Thế Giới Di Động. Ban lãnh đạo doanh nghiệp tính toán, trung bình cứ mỗi ngày có 2,8 cửa hàng được khai trương.

Số cửa hàng tăng giúp cho doanh thu của MWG liên tục tăng trưởng, tuy nhiên, theo nhận định của giới chuyên gia, chi phí dường như đang đi lên với tốc độ nhanh hơn doanh thu.

Thu Hà (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang