Bác sĩ chỉ ra những tác dụng dược lý tiềm năng của cây bầu đất với sức khỏe

author 14:20 02/01/2025

(VietQ.vn) - Nhiều nghiên cứu khoa học tại các quốc gia châu Á cho rằng cây bầu đất có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe. Nó có thể hỗ trợ giảm đau khớp, viêm họng, hỗ trợ điều trị bệnh thận...

Cây bầu đất- dược liệu quý được nhiều quốc gia châu Á sử dụng

Bác sĩ Quách Tuấn Vinh, Chủ tịch Hội Đông y Hoàn Kiếm, Hà Nội, cho biết bầu đất là loại dược liệu quý, thuộc họ Cúc, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền ở châu Á. Các nghiên cứu khoa học tại các quốc gia này đã chỉ ra nhiều tác dụng dược lý tiềm năng của cây bầu đất.

Theo các tài liệu cổ, bầu đất có vị ngọt nhạt, tính mát, quy vào kinh can và thận. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, lợi niệu. Được dùng chữa viêm họng, cảm sốt, mụn nhọt, giảm đau khớp, phong thấp.

Đông y hiện đại cho biết bầu đất có các tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan, giải độc gan. Uống nước sắc bầu đất để hạ huyết áp, giảm đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường type 2, có tác dụng chống viêm, giảm đau, hiệu quả trong viêm khớp dạng thấp, giúp giải độc và lợi tiểu, hỗ trợ điều trị bệnh thận, lá giã nát đắp ngoài để chữa mụn nhọt, lở loét...

Ở Việt Nam, bầu đất được sử dụng để hỗ trợ giảm nguy cơ các bệnh như tiểu đường, huyết áp cao và bệnh gan. Lá bầu đất thường được dùng dưới dạng trà hoặc nước sắc.

Cây bầu đất hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác nhau. Ảnh minh họa

Ở Trung Quốc, cây bầu đất được ghi nhận là có tác dụng mát gan, giải độc, hỗ trợ điều trị viêm nhiễm. Các nghiên cứu ở Trung Quốc đã chỉ ra rằng cây bầu đất chứa flavonoid, tannin, và alkaloid, có khả năng chống viêm, chống oxy hóa, bảo vệ tim mạch. Một số nghiên cứu sơ bộ cũng cho thấy tiềm năng chống ung thư.

Trong y học cổ truyền Ấn Độ, cây bầu đất được sử dụng để kiểm soát bệnh tiểu đường, rối loạn tiêu hóa và viêm khớp. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng chiết xuất từ cây bầu đất có khả năng làm giảm đường huyết, đồng thời có tác dụng bảo vệ tế bào tuyến tụy.

Tại Malaysia, bầu đất được gọi là "Sambung Nyawa" và thường được sử dụng trong y học dân gian để điều trị huyết áp cao, cholesterol cao và nhiễm trùng. Nghiên cứu tại Malaysia đã chỉ ra rằng cây bầu đất có tác dụng giảm mỡ máu và bảo vệ gan.

Ở Thái Lan, cây bầu đất được sử dụng làm rau ăn hằng ngày hoặc nấu nước uống để giảm căng thẳng, chữa mất ngủ, cải thiện sức khỏe tổng thể. Các nghiên cứu tại Thái Lan đã xác định được khả năng chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ từ các hợp chất polyphenol có trong cây bầu đất.

Ở Indonesia, bầu đất được gọi là "Daun Dewa" và thường dùng làm thuốc giải độc, giảm đau, chữa lành vết thương. Tại Philippines người ta sử dụng bầu đất như một phương thuốc tự nhiên cho bệnh tiểu đường và rối loạn gan....

Các bài thuốc dùng cây bầu đất để hỗ trợ điều trị bệnh

Theo chia sẻ của Bệnh viện Vinmec, cây bầu đất là một loại cây thông dụng thường được người dân nước ta sử dụng như rau bầu đất bổ và mát. Thực tế, loài cây này còn được sử dụng như một vị thuốc hỗ trợ chữa nhiều bệnh lý.

Đối với những ai thường vị đái són, đái buốt, đái dầm nên dầu đất tươi 80g, sắc nước uống vào buổi trưa. Hạn chế ăn canh, uống nước nhiều buổi tối. Viêm bàng quang, khí hư, bạch đới dùng bầu đất sắc nước uống với bột thổ tam thất và ý dĩ sao với liều bằng nhau. Mỗi lần dùng 10-15g ngày uống 2 lần. 

Hỗ trợ điều trị đái tháo đường nên nhai nuốt mỗi làn 7-9 lá rau bầu đất, ngày 2 lần sáng, chiều có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu rõ rệt. Vị thuốc không gây phản ứng phụ, có thể kết hợp với các vị thuốc trị đái tháo đường khác. Trị viêm họng, ho gió, ho khan hoặc có đờm nhai vài lá rau bầu đất, ngậm nước nuốt dần.

Trị viêm phế quản mạn nấu canh rau bầu đất ăn trong ngày. Chữa vết thương chảy máu dùng rau bầu đất rửa sạch đắp, buộc vào vết thương giúp cầm máu và bớt viêm sưng, đau nhức. Chữa va đập bầm tím giã nát một nắm rau bầu đất khô và vài hạt hồ tiêu rồi đắp vào vết thương, sau 3 giờ lại đắp tiếp miếng khác, dùng trong 3 ngày.

Trị khí hư, bạch đới dùng rau bầu đất 20g, rễ củ gai sao vàng 15g, cỏ xước 15g, kim ngân hoa 12g, cam thảo đất 16g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Trị đái dầm ở trẻ nấu canh rau bầu đất cho trẻ ăn hàng ngày vào buổi trưa.

Chữa táo bón, kiết lỵ nên giã một nắm rau bầu đất hoà với 100ml nước sôi để nguội, chia làm 2 phần uống vào buổi sáng và chiều trong 5-6 ngày. Trị mất ngủ nên thường xuyên ăn tươi rau bầu đất hoặc xao, nấu canh có tác dụng an thần, điều hoà máu huyết, tạo điều kiện cho giấc ngủ tốt hơn.

Thông tư Số: 38/2021/TT-BYT về chất lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền

Thông tư này quy định về việc áp dụng tiêu chuẩn chất lượng; công bố chất lượng dược liệu; kiểm nghiệm chất lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền; truy xuất nguồn gốc, xuất xứ và thủ tục thu hồi, xử lý dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền vi phạm.

Dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền phải áp dụng tiêu chuẩn chất lượng theo dược điển hoặc tiêu chuẩn cơ sở. Cơ sở kinh doanh dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền phải tiến hành thẩm định, đánh giá phương pháp kiểm nghiệm mà cơ sở công bố áp dụng. Việc thẩm định tiêu chuẩn, phương pháp kiểm nghiệm phải được thực hiện tại cơ sở kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn Thực hành tốt phòng thí nghiệm thuốc (GLP) hoặc cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.

Cơ sở kinh doanh dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được áp dụng Dược điển Việt Nam hoặc dược điển các nước trên thế giới nhưng chỉ tiêu chất lượng và mức chất lượng quy định trong dược điển không thấp hơn Dược điển Việt Nam.

Cơ sở nhập khẩu dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền vào Việt Nam thì phải áp dụng dược điển của nước xuất khẩu. Trường hợp chỉ tiêu chất lượng và mức chất lượng quy định trong dược điển nước xuất khẩu thấp hơn Dược điển Việt Nam thì áp dụng Dược điển Việt Nam hoặc dược điển của các nước có chỉ tiêu chất lượng và mức chất lượng quy định trong dược điển cao hơn Dược điển Việt Nam.

Việc áp dụng dược điển phải áp dụng toàn bộ quy định về chỉ tiêu chất lượng, mức chất lượng tại chuyên luận dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền tương ứng và phương pháp kiểm nghiệm chung quy định tại dược điển đó. Việc áp dụng phương pháp kiểm nghiệm trong từng chuyên luận của thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc được ghi trong dược điển thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện.

 Vân Thảo (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang