Xử lý trách nhiệm người đứng đầu nếu để xảy ra tình trạng buôn lậu, hàng giả
Hà Nội xử phạt 12,5 triệu đồng chủ tài khoản facebook đăng tải thông tin sai sự thật về Covid-19
PV GAS tăng cường phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong tình hình mới
Cảnh báo tình trạng ô nhiễm vi nhựa trong bầu khí quyển
Theo đó, Ban Chỉ đạo 389 TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị kiên quyết gắn trách nhiệm người đứng đầu trong việc để xảy ra các tình trạng buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng và các hành vi vi phạm khác liên quan đến các mặt hàng phòng dịch Covid-19 trên địa bàn được phân công quản lý.
Bên cạnh đó, các lực lượng thành viên của BCĐ 389 TP như: Cục Quản lý thị trường, Công an, Y tế... tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, kiểm soát việc kinh doanh, vận chuyển gia cầm không có kiểm dịch, không rõ nguồn gốc lưu thông trên thị trường; tăng cường công tác quản lý thị trường, tránh đầu cơ “thổi” giá; kiểm tra, kiểm soát hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng nhái, hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm... Trong đó, trọng điểm là các mặt hàng phục vụ công tác phòng, chống dịch; ngăn chặn, vận chuyển buôn bán động vật hoang dã.
Ảnh minh họa.
Các đơn vị tiếp tục tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tới các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện cam kết không tăng giá, bán hàng hóa đúng giá niêm yết, đảm bảo ổn định thị trường; thông tin, tuyên truyền về dịch bệnh, cách phòng, chống dịch bệnh Covid-19; tuyên truyền, vận động người dân không ra khỏi nhà khi không cần thiết và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
Đồng thời, vận động người dân thực hiện ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm, không sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng nhập lậu và chấp hành quy định về niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết, góp phần ổn định thị trường; kiên quyết không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, lợi dụng khan hiếm hàng hóa giả tạo để tăng giá bất hợp lý.
Liên quan đến tình trạng buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng và các hành vi vi phạm khác liên quan đến các mặt hàng phòng dịch Covid-19, thời gian qua, các cơ quan chức năng đã vào cuộc quyết liệt, tiến hành kiểm tra, xử lý nhiều vụ việc nổi cộm.
Điển hình, mới đây, lực lượng QLTT Phú Yên tiến hành kiểm tra Công ty TNHH Gia Long (Địa chỉ: 02 Thành Thái, Phường 4, TP.Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên). Kết quả kiểm tra phát hiện mặt hàng Gel siêu âm do Malaysia sản xuất, số lượng: 03 can; Băng bó bột do Malaysia sản xuất, số lượng: 216 cuộn; Găng tay khám y tế do Malaysia sản xuất, số lượng: 700 đôi. Toàn bộ số hàng hóa nêu trên là trang thiết bị y tế thuộc loại A, hàng hóa do nước ngoài sản xuất nhưng không kèm theo nhãn phụ với đầy đủ thông tin theo quy định của pháp luật.
Tiếp đó, thực hiện Kế hoạch kiểm tra tình hình phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn, lực lượng QLTT Hà Nội đã phát hiện và thu giữ gần 2.000 khẩu trang giả mạo nhãn hiệu Gucci, Puma. Cụ thể, Đội Quản lý thị trường số 1 – Cục QLTT TP Hà Nội đã phối hợp với thành viên Tổ công tác 368 – Tổng cục QLTT tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh tại số 41, ngõ 37 đường Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy, Hà Nội.
Tại thời điểm kiểm tra cơ sở kinh doanh thuộc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ SBAY, Đoàn kiểm tra phát hiện cơ sở đang bày bán 950 chiếc khẩu trang gắn nhãn hiệu GUCCI và 960 chiếc khẩu trang gẵn nhãn hiệu PUMA và "hình” có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam và hành vi sử dụng website thương mại điện tử https://chuyenphatnhanhsbay.com chưa thực hiện thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định. Qua làm việc, đại diện cơ sở kinh doanh thừa nhận toàn bộ số hàng hóa trên mua trôi nổi trên thị trường không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Toàn bộ số hàng hóa trên đã bị Đội Quản lý thị trường số 1 tiến hành tạm giữ và tiếp tục xác minh, làm rõ để xử lý theo quy định.
Có thể thấy, dự báo tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng gian, hàng giả tiếp tục diễn biến phức tạp với phương thức, thủ đoạn tinh vi hơn. Việc buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng ngày càng công khai. Đặc biệt, khi kinh tế Việt Nam hội nhập sâu với quốc tế, các đối tượng có nhiều cơ hội móc nối để buôn lậu xuyên quốc gia, gia tăng tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm liên quan công nghệ cao, xuất hiện nhiều tội phạm lợi dụng nguồn gốc xuất xứ để đưa hàng hóa vào EU, Nhật Bản, Mỹ với tư cách là hàng Việt Nam.
Hà My