Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì xây dựng hạ tầng chất lượng quốc gia

author 07:54 17/02/2019

(VietQ.vn) - Thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ KH&CN giao Tổng cục TCĐLCL chủ trì, thực hiện chương trình tăng cường năng lực hạ tầng chất lượng quốc gia (NQI) nhằm tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Ở Việt Nam, với khoảng 600.000 doanh nghiệp hiện đăng ký hoạt động, cơ sở hạ tầng chất lượng quốc gia hiện nay đã và đang đóng góp tích cực, hiệu quả vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh đã và đang diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và xã hội 5.0 thì các hệ thống về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, công nhận, thử nghiệm của cơ sở hạ tầng chất lượng quốc gia hiện nay chưa đáp ứng được.

Cơ sở hạ tầng chất lượng quốc gia là khuôn khổ thể chế thiết lập và thực hiện của các hệ thống về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, công nhận, thử nghiệm.

Với thực trạng trên, nhằm khuyến khích phát triển công nghiệp, giảm rào cản đối với thương mại và doanh nghiệp, đồng thời tạo thuận lợi cho hợp tác kỹ thuật toàn cầu và tiếp cận cơ hội và thách thức trong bối cảnh đã và đang diễn ra mạnh mẽ về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2016 về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Để triển khai nhiệm vụ này, ngày 30/6/2016 Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ký ban hành kèm theo Quyết định số 1749/QĐ-BKHCN Kế hoạch hành động của Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Chỉ thị 16/CT-TTg đã đề cập nội dung phân công nhiệm vụ cho Tổng cục: “Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng trình Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt và triển khai Chương trình NQI nhằm tiếp cận cuộc cách mạnh công nghiệp lần thứ 4.

Theo thông lệ quốc tế, khái niệm về cơ sở hạ tầng chất lượng quốc gia (NQI) là khuôn khổ thể chế thiết lập và thực hiện của các hệ thống về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, công nhận, thử nghiệm với sự tương tác, hỗ trợ của các hệ thống với nhau.

Việc thiết lập một cơ sở hạ tầng chất lượng quốc gia chặt chẽ và hiệu quả phù hợp với thông lệ quốc tế đã được thông qua là một bước quan trọng nhằm đảm bảo rằng các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng các yêu cầu chất lượng theo yêu cầu của thị trường quốc tế. NQI là một công cụ để cạnh tranh, thương mại và phúc lợi xã hội. Chất lượng là kết quả của việc tích hợp và điều phối một loạt các hoạt động trong các lĩnh vực đo lường, tiêu chuẩn, kiểm định và đánh giá sự phù hợp với nhau. Điều này bao gồm cả các tổ chức công và tư nhân, và khung quy định mà họ hoạt động. Nền kinh tế nên quyết định mức độ phát triển phù hợp trong từng lĩnh vực. Việc xây dựng NQI bắt đầu bằng việc đánh giá hệ thống hiện tại và xác định các khu vực cần cải cách. Khung pháp lý nên thiết lập các cơ chế minh bạch, độc lập trong một cơ cấu quốc gia. Phát triển các NQI nhằm khuyến khích phát triển công nghiệp, giảm rào cản đối với thương mại và doanh nghiệp, đồng thời tạo thuận lợi cho hợp tác kỹ thuật toàn cầu.

 
Các thành phần của NQI bao gồm: cơ quan tiêu chuẩn quốc gia, cơ quan chứng nhận, cơ quan thanh tra, phòng thí nghiệm hiệu chuẩn, Viện Đo lường quốc gia, Viện Đo lường Pháp định quốc gia, cơ quan công nhận quốc gia.
 

Do vậy, việc xây dựng đề án, chương trình tăng cường năng lực hạ tầng chất lượng quốc gia - NQI nhằm tiếp cận cuộc cách mạnh công nghiệp lần thứ 4 là rất cần thiết, cấp bách nhằm hỗ trợ, phát triển sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp, nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan nhà nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch triển khai thực hiện của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Chương trình tăng cường năng lực hạ tầng chất lượng quốc gia hướng tới mục tiêu sau:

Đổi mới và phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia theo hướng số hóa, kết nối, đồng bộ, hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế và nâng cao năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng, Chính phủ và quy hoạch phát triển Bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4;

Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực tiêu chuẩn đo lường chất lượng trong một số ngành, lĩnh vực ưu tiên cho phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đáp ứng nhu cầu Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Đổi mới theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng nhằm huy động đa dạng các nguồn lực đóng góp phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia;

Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, phổ biến sâu rộng về vai trò, tầm quan trọng tiêu chuẩn đo lường chất lượng đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa, công nghiệp hóa đáp ứng cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0;

Tăng cường hài hòa, hội nhập quốc tế về tiêu chuẩn đo lường chất lượng phù hợp với xu hướng của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, thông qua các hoạt động, dự án, chương trình… hợp tác quốc tế trao đổi kinh nghiệm, kiến thức, đào tạo nhân lực về tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

Cụ thể đến năm 2025, phát triển, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia theo hướng hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiếp cận, cập nhật và đón đầu các xu hướng của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0;

Xây dựng và áp dụng một số giải pháp công nghệ chủ chốt về đo lường 4; Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn quốc gia về: Sản xuất thông minh; Đô thị thông minh; Nông nghiệp thông minh.

Phát triển, hoàn thiện hệ thống tổ chức đánh giá sự phù hợp theo hướng hiện đại phù hợp với thông lệ quốc tế; Đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp.

Chính phủ phê duyệt đề án về phát triển nguồn tin khoa học và công nghệ(VietQ.vn) - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án “Phát triển nguồn tin khoa học và công nghệ phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Bảo Anh

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang