Cảnh báo về 3 sản phẩm viên khớp Joint Relief Plus, Đông trùng hạ thảo Bách Niên và Ngọc Mỹ Nữ Plus
Nestlé Việt Nam tiên phong chống lại biến đổi khí hậu, vì mục tiêu phát triển bền vững
An Giang: Phát hiện hàng chục nghìn chai nước rửa chén, lau sàn vi phạm nhãn mác
Xử phạt Công ty TNHH Công nghệ NHONHO do vi phạm quy định chứng nhận
Theo Cục An toàn Thực phẩm (ATTP), trong thời gian vừa qua tại một số website/đường link https://icheck.vn/san-pham/vien-khop-joint-relief-plus-8938533776746 quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên khớp Joint Relief Plus mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo.
Tại đường link https://shopee.vn/%C4%90%C3%B4ng-tr%C3%B9ng-h%E1%BA%A1-th%E1%BA%A3o-B%C3%A1ch-Ni%C3%AAn-H%E1%BB%97-tr%E1%BB%A3-b%E1%BB%93i-b%E1%BB%95-s%E1%BB%A9c-kh%E1%BB%8Fe-gi%C3%BAp-t%C4%83ng-c%C6%B0%E1%BB%9Dng-th%E1%BB%83-l%E1%BB%B1c-h%E1%BB%97-tr%E1%BB%A3-gi%E1%BA%A3m-m%E1%BB%87t-m%E1%BB%8Fi-suy-nh%C6%B0%E1%BB%A3c-c%C6%A1-th%E1%BB%83-i.71722478.11122032434 và tại https://www.ngocmynuplus.com/ quảng cáo các sản phẩm: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Đông trùng hạ thảo Bách Niên, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ngọc Mỹ Nữ Plus không phù hợp với giấy xác nhận nội dung quảng cáo đã được cấp.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên khớp Joint Relief Plus vi phạm quy định quảng cáo
Cục ATTP đang phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh, xử lý theo quy định hiện hành. Trong quá trình các cơ quan chức năng xử lý, Cục ATTP đề nghị người tiêu dùng không căn cứ vào các nội dung quảng cáo vi phạm tại đường link nêu trên để quyết định mua và sử dụng sản phẩm nêu trên vì có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế.
Cảnh báo về sản phẩm bảo vệ sức khỏe Đông trùng hạ thảo Bách Niên vi phạm quy định pháp luật
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ngọc Mỹ Nữ Plus vi phạm quy định quảng cáo
Trước đó, cơ quan chức năng và chuyên gia đã nhiều lần lên tiếng khuyến cáo, các sản phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm chức năng chỉ mang tính hỗ trợ. Vì thế, tất cả những quảng cáo về công dụng thần kỳ, gây hiểu lầm là thuốc chữa bệnh đều là những quảng cáo “nổ” vi phạm quy định. Với những trường hợp như vậy, Cục ATTP đăng tải thông tin công khai, khuyến cáo người tiêu dùng trong khi cơ quan chức năng đang xử lý, người dân không mua, sử dụng các sản phẩm quảng cáo sai sự thật. Tất cả các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe quảng cáo trên mạng xã hội dùng thư tín bệnh nhân, hình ảnh cơ sở y tế, danh nghĩa cơ quan y tế, hình ảnh bác sĩ, có công dụng chữa bệnh nọ bệnh kia hoàn toàn sai sự thật, tuyệt đối không mua. Các sản phẩm được quảng cáo tràn lan và “thổi phồng” như thuốc chữa bệnh hiện nay như: sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư, tai biến mạch máu não, bệnh thận, gan..., thậm chí có thuốc quảng cáo phải dùng vài tháng mới thấy tác dụng, chính thời gian này đã cướp mất cơ hội được chữa bệnh kịp thời của bệnh nhân, rất nguy hiểm.
Theo Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP, (có hiệu lực từ 20/10/2018) thay thế cho Nghị định số 178/2013/NĐ-CP với mức xử phạt cao hơn, mang lại giá trị răn đe tốt hơn với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này.
Cụ thể, Nghị định này quy định mức xử phạt vi phạm hành chính về ATTP răn đe hơn so với Nghị định số 178/2013/NĐ-CP: Quy định hình thức xử phạt chính là phạt tiền, không quy định hình thức cảnh cáo, tăng mức phạt tiền ở các hành vi, mức phạt tiền tối đa đến 07 lần giá trị hàng hóa vi phạm; quy định nhiều hành vi bị xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật vi phạm; xử phạt bổ sung như buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm, buộc tiêu hủy thực phẩm, buộc thu hồi thực phẩm, buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm không còn.
Ngoài ra, Cục ATTP cũng khuyến cáo người dân trước khi mua và sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe, cần phải lưu ý rằng đây không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Trong trường hợp có bệnh, người dân cần tới cơ sở y tế để khám và được điều trị kịp thời.
Trước khi sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe, cần đọc kỹ nhãn sản phẩm, trên nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe luôn ghi dòng chữ: “thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”; xem rõ về thành phần, tác dụng của sản phẩm để sử dụng cho phù hợp và bảo đảm sức khỏe.
Ngoài ra, chọn mua các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tên, địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm và nhà sản xuất sản phẩm rõ ràng. Khi mua sản phẩm, cần yêu cầu người bán đưa hóa đơn/đơn hàng để làm bằng chứng cho việc mua bán hàng hoá giữa hai bên.
Bảo Linh