Cảnh báo: Người tiêu dùng mua phải sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ gia tăng
Ajinomoto Việt Nam 'mở cửa' tham quan nhà máy trực tuyến
Bán hàng trực tuyến vào EU- phải đăng ký kinh doanh ở một nước thành viên EU bất kỳ
Vi phạm trong kinh doanh quảng cáo trực tuyến, Google bị phạt gần 270 triệu USD
Mua sắm trực tuyến là hình thức tiện lợi nhưng vẫn luôn tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Nguyên nhân là do phần lớn khách hàng không biết được rằng mình đang giao dịch với ai. Chính điều đó dẫn đến việc các công ty bán sản phẩm hàng hóa phải xử lý nhiều đơn thư khiếu nại về sản phẩm và chất lượng dịch vụ do họ cung cấp.
Tại Canada, theoTrung tâm Chống gian lận Canada, thiệt hại liên quan đến lừa đảo hàng hóa đang có xu hướng gia tăng. Vào năm 2019, con số thiệt hại được thống kê là khoảng 3 triệu USD. Tới năm 2020, con số này cao gấp hơn ba lần (gần 10 triệu USD). Trong đó, có rất nhiều vụ lừa đảo liên quan tới việc người dùng mua sắm các thiết bị bảo vệ cá nhân.
Điển hình là trường hợp của Andrew Forrest khi người này tìm mua hai chiếc máy sưởi treo tường di động. Cụ thể, vào tháng 11/2020, Andrew đã tiến hành đặt mua máy sưởi treo tường trên một trang mua hàng trực tuyến và thực hiện đầy đủ các bước mua hàng trên trang chủ của một công ty.
Tuy nhiên, khi nhân viên giao hàng đến nơi, Andrew kiểm tra và phát hiện ra nhiều vấn đề của sản phẩm. Người này cũng đã nói trực tiếp với nhân viên giao hàng về việc sản phẩm không được đóng gói chắc chắn, phần vỏ hộp có dấu hiệu bị hư hỏng. Không những vậy, khi Andrew dùng thử thiết bị sưởi treo tường di động thì phát hiện ra chúng không hề chắc chắn như thông tin quảng cáo được đưa bởi công ty đã bán hàng cho anh. Đặc biệt là những linh kiện không hề chắc chắn, khi dán lên tường thì bị rơi ra ngoài. Thêm vào đó, sản phẩm còn có dấu hiệu bị làm giả, làm nhái và không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Do đã phải bỏ ra số tiền khoảng 200 USD để mua sản phẩm nên Andrew Forrest đã liên tục gửi thông tin khiếu nại sản phẩm về cho bộ phận chăm sóc khách hàng của công ty kể trên để có thể nhận được phản hồi thoả đáng từ phía công ty này. Andrew Forrest cũng tìm mọi cách để cố gắng liên hệ và hoàn trả sản phẩm đã mua cho chủ hàng (tại Trung Quốc). Tuy nhiên, sự việc không được giải quyết và tới tháng 4/2021, Andrew Forrest đã không thể liên lạc được với công ty giao hàng. Website bán hàng (nơi Andrew Forrest đặt mua sản phẩm) cũng không còn truy cập được.
Một thời gian sau, Andrew Forrest đến Ngân hàng Scotiabank (đơn vị mà Andrew Forrest dùng thẻ thanh toán mua hàng) để được hoàn trả lại số tiền mà anh đã mua hàng. Tuy nhiên do sự việc đã hơn 120 ngày (quá hạn giải quyết tranh chấp) nên mọi khiếu nại của Andrew đã không thể thực hiện được. Sự việc của Andrew Forrest cũng đã được phản ánh tới Trung tâm Chống gian lận Canada.
“Chúng tôi khuyên người tiêu dùng không nên sử dụng sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ. Những sản phẩm này phải được đem đi tiêu huỷ theo đúng quy định của pháp luật về hàng giả, hàng nhái. Chúng tôi khuyên người tiêu dùng không nên gửi lại mặt hàng này vì có thể đơn vị bán hàng sẽ tiếp tục bán sản phẩm đó cho người khác", một đại diện của Trung tâm Chống gian lận Canada nói.
Cơ quan chức năng Canada sau đó cũng đã xác định rằng Andrew đã giao dịch với một người bán hàng giả. Trang website đã sử dụng tên một doanh nghiệp hợp pháp và thay đổi địa chỉ URL để lừa người tiêu dùng mua hàng.
Sau sự cố gặp phải, Andrew đã chia sẻ với báo chí về vụ việc và khuyên người tiêu dùng hãy cẩn thận với những gì mà họ lựa chọn mua trên các website bán hàng trực tuyến. Người mua hàng cần nâng cao cảnh giác với các bài đăng quảng cáo, banner quảng cáo xuất hiện trên các mạng xã hội và kiểm tra cẩn thận các trang website để đảm bảo rằng các đơn vị bán hàng là các công ty hợp pháp. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng cần quan tâm tới những nhận xét, đánh giá về các đơn vị bán hàng trực tuyến. Hãy chọn những đơn vị bán hàng có nhiều đánh giá tốt từ khách hàng.
Diệu Hương