Cảnh báo tật nheo mắt ở trẻ: Hậu quả nặng nề nếu không khám sớm

author 19:05 10/10/2016

(VietQ.vn) - Tật nheo mắt là dấu hiệu của tật khúc xạ, trong đó, nhược thị, lác... sẽ vĩnh viễn không thể khôi phục thị lực, ngay cả phẫu thuật.

Đó là lời cảnh báo của các bác sĩ chuyên khoa ngành mắt, tại Hội thảo “Bước đột phá trong công nghệ phẫu thuật tật khúc xạ”, vừa diễn ra tại Hà Nội.

Nheo mắt là biểu hiệu của tật khúc xạ, bao gồm cận thị, viễn thị, loạn thị... Theo khảo sát sàng lọc trong 5 năm trở lại đây tại các trường học trên địa bàn TP Hà Nội cho thấy, tật khúc xạ gia tăng đáng kể, trong đó chủ yếu là tỷ lệ học sinh mắc cận thị tăng từ 20% (năm 2011) lên 35% (năm 2015. Đặc biệt, có những lớp học, cứ 10 học sinh thì có đến 6 – 7 học sinh phải đeo kính.

 Tật nheo mắt là dấu hiệu của tật khúc xạ, trong đó, nhược thị, lác... sẽ vĩnh viễn không thể khôi phục thị lực, ngay cả phẫu thuật. Ảnh: Internet.

Theo bác sĩ Phạm Thị Hằng – Trưởng khoa Khúc xạ, Bệnh viện Mắt Quốc Tế, những trẻ có dấu hiệu tật khúc xạ (biểu hiện là nheo mắt, mỏi mắt) không được phát hiện, quan tâm và điều trị kịp thời sẽ để lại hậu quả nặng nề. Trong đó, nhược thị, lác… đang là vấn đề đáng lưu tâm.

Bác sĩ Hằng giải thích, nếu được phát hiện kịp thời, người có tật khúc xạ sẽ đeo đủ số kính, thị lực khi đeo kính sẽ đạt 8/10 trở lên; tuy nhiên, nếu khám muộn thì trẻ có nguy cơ bị lệch khúc xạ, độ lệch khúc xạ cao có thể dẫn đến nhược thị (tổn thương thần kinh mắt), khi đó, dù có chỉnh kính tối đa thì thị lực cũng rất thấp, chủ yếu là đạt 7/10, thậm chí nhược thị sâu là từ 1-2/10 thị lực.

Người bị nhược thị sẽ vĩnh viễn không thể khôi phục được thị lực, ngay cả phẫu thuật được coi là phương pháp hỗ trợ tiên tiến nhất cũng không thể can thiệp.

Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh dại, cúm A–H1N1 lây lan thời điểm giao mùa(VietQ.vn) - Theo Cục Y tế Dự Phòng (Bộ Y tế), bệnh dại, bệnh cúm A – H1N1 sẽ dễ tấn công và lây lan nhanh chóng trong cộng đồng.

Các bác sĩ chuyên khoa ngành mắt khuyến cáo, nếu trẻ có biểu hiện về tật nheo mắt, mỏi mắt, cầm đồ vật lên xem và dí sát vào mắt… cần đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa mắt để được tư vấn, chữa trị kịp thời.

Hiện có 3 phương pháp điều trị tật khúc xạ: sử dụng gọng, kính áp tròng và phẫu thuật bằng tia laser. Mỗi phương pháp có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau nên người có tật khúc xạ cần trang bị cho mình kiến thức cơ bản về các phương pháp điều trị.

 Trần Hoàng

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang