‘Chém đẹp’ 10.000 đồng/cốc trà đá ở hội Lim, du khách uống xong ‘choáng váng’

authorHuyền Bùi 15:17 28/02/2018

(VietQ.vn) - Du khách tứ phương nườm nượp đổ về hội Lim (Bắc Ninh) trong ngày hội chính (ngày 28/2 tức 13 tháng Giêng âm lịch), “bỏ ngoài tai” mọi quán triệt của BTC, các điểm kinh doanh tại đây thừa cơ“chặt chém” khiến du khách choáng váng.

Du khách phản ánh tình trạng bị “chặt chém” ở hội Lim

Hôm nay 28-2 (tức 13 tháng Giêng năm Mậu Tuất 2018), ngày chính hội Lim (Tiên Du, Bắc Ninh). Ngay từ sáng sớm, dòng người từ khắp các tỉnh lân cận như Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Hà Nội… đã đổ về chơi hội.

Tuy nhiên, ngay khi bước chân vào hội, nhiều du khách đã bực tức vì bị "chặt chém". Nhiều du khách bức xúc đến Ban tổ chức (BTC) phản ánh tình trạng này. "Ngay khi bước chân xuống hội, đoàn chúng tôi đã bị "choáng" khi uống 1 cốc trà mà lấy đến tận 10 ngàn đồng. Những thứ khác chưa nói đến nhưng một cái nhỏ như cốc nước chè mà đã 10 ngàn đồng thì còn nói gì nữa. Trước khi vào quán cũng không thông báo giá cả để rồi chặt chém thế này là quá thể đáng và chủ quán khẳng định cái này là huyện cho phép. Chúng tôi muốn bảo tồn màu sắc của lễ hội phi vật thể, thế nhưng cách thức bảo tồn như thế này thì quá thất vọng" - một du khách đến từ Hải Phòng bức xúc.

chem-dep-10000-dong-coc-tra-da-o-hoi-lim-du-khach-uong-xong-choang-vang

 Hàng vạn người đổ về hội Lim trong ngày hội chính. Ảnh: Người Lao động

Lí giải về việc này, ông Lưu Đắc Hùng, thành viên Ban chỉ đạo Hội Lim, phân trần: "Thứ nhất, hội do dân tổ chức, huyện chỉ đứng ra quản lý lễ hội chứ không đứng ra tổ chức. Thứ hai, không có huyện nào lại cho phép người dân làm như vậy. Đối với tất cả các gian hàng bán hàng xung quanh hội Lim, giao cho thị trấn Lim trực tiếp ký cam kết với các chủ gian hàng. Trong đó, huyện có yêu cầu 3 điểm: Một là bán đúng theo mặt hàng quy định, hai là niêm yết giá công khai với những mặt hàng, ba là mỗi gian hàng phải để một sọt rác để đảm bảo vệ sinh môi trường. Nếu trường hợp vi phạm, khi được nhân dân phản ánh cụ thể gian hàng nào, ở vị trí nào, chúng tôi sẽ cho anh em xuống kiểm tra. Ban chỉ đạo huyện đã thành lập đường dây nóng để nhân dân phản ánh thực trạng lễ hội được kịp thời, chính xác. Trong trường hợp quan trọng, nhân dân có thể trực tiếp phản ánh với các đồng chí công an tại các địa điểm xung quanh lễ hội hoặc phản ánh trực tiếp với Ban tổ chức. Đội quản lý giá của lễ hội được giao cho đội quản lý thị trường".

chem-dep-10000-dong-coc-tra-da-o-hoi-lim-du-khach-uong-xong-choang-vang

 Sân khấu chính hội Lim. Ảnh: Người Lao động

Theo quy định tại Nghị định 177/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 149/2016/NĐ-CP), các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải thực hiện niêm yết giá theo các hình thức thích hợp, rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng.

Cũng theo Nghị định trên, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải niêm yết đúng giá do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định và mua, bán đúng giá niêm yết đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá. Đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì niêm yết theo giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định và không được bán cao hơn hoặc mua thấp hơn giá niêm yết.

Về xử lý vi phạm đối với những vi phạm về giá, Nghị định 109/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 49/2016/NĐ-CP) có quy định cụ thể như sau:

Điều 12. Hành vi vi phạm quy định về công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ:

1. Phạt tiền từ 500.000  - 01 triệu đồng đối với một trong các hành vi:

- Không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật;

- Niêm yết giá không đúng quy định, không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng.

2. Phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng đồng đối với một trong các hành vi sau:

- Hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần; tái phạm;

- Niêm yết giá không đúng giá cụ thể hoặc không nằm trong khung giá hoặc cao hơn mức giá tối đa hoặc thấp hơn mức giá tối thiểu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.

3. Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân định giá.

Trong khi đó, theo Điều 13 Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt đối với hành vi tăng giá hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý như sau:

- Phạt tiền từ 01 - 60 triệu đồng đối với hành vi: Tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ cao hơn mức giá đã kê khai hoặc đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; Tăng giá theo giá ghi trong Biểu mẫu đăng ký hoặc văn bản kê khai giá với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền nhưng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu giải trình mức giá đăng ký hoặc kê khai hoặc có văn bản yêu cầu đình chỉ áp dụng mức giá mới và thực hiện đăng ký lại, kê khai lại mức giá. Mức tiền phạt phụ thuộc vào giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm

- Phạt tiền từ 25 - 55 triệu đồng đối với hành vi: Tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý khi kiểm tra yếu tố hình thành giá theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Với những lỗi vi phạm trên, ngoài bị phạt hành chính, đối tượng vi phạm còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.

Sa Pa khai mạc Hội xuân Mở Cổng Trời Fansipan(VietQ.vn) - Ngày 24/2 (tức mùng 9 Tết Mậu Tuất), trong không khí rộn rã của Lễ hội khèn hoa Sắc xuân Tây Bắc, Hội xuân Mở Cổng Trời Fansipan đã chính thức khai mạc tại quần thể du lịch Sun World Fansipan Legend.

Liền anh, liền chị “ngả nón xin tiền”, đại diện Ban chỉ đạo hội Lim nói gì?

Theo ghi nhận, mặc dù BTC đã quán triệt việc các liền anh, liền chị không được "ngả nón xin tiền" nhưng tình trạng này vẫn diễn ra từ đêm cho tới ngày.

chem-dep-10000-dong-coc-tra-da-o-hoi-lim-du-khach-uong-xong-choang-vang
 
chem-dep-10000-dong-coc-tra-da-o-hoi-lim-du-khach-uong-xong-choang-vang
 
chem-dep-10000-dong-coc-tra-da-o-hoi-lim-du-khach-uong-xong-choang-vang

Hình ảnh liền anh, liền chị "ngả nón xin tiền". Ảnh: Thanh Niên

Trả lời về hiện tượng này, ông Hùng lý giải: "Mọi người cứ nói "liền anh liền chị" ngả nón xin tiền thực ra là oan cho họ. Bởi nhiều năm nay, chúng tôi đã nghiêm cấm việc "ngả nón xin tiền", trong đó giao cho UBND xã và các câu lạc bộ ký cam kết. Thực ra, du khách đến với hội Lim, họ thấy hay và tự người ta cho tiền chứ không phải là anh em tự nhiên chìa tay ra để người ta cho tiền. Đó là ý thức người dân chứ không phải do anh em người ta như vậy. Đặc biệt, năm nay, BTC có thay đổi rõ hơn là kết hợp ký cam kết, đưa ra trong nội quy, quy định chung còn dán bảng nội quy niêm yết tại các trại hát để người dân tự biết rằng quy định của BTC là cấm điều đó, để người dân tự giác thực hiện. Còn theo như một số phản ánh vẫn có hiện tượng "ngả nón xin tiền" có thể vào thời gian hết giờ hoặc ở khu vực ngoài, còn riêng ở khu vực trung tâm hầu như không có".

Theo ông Hùng, Hội Lim năm nay về cơ bản đông hơn mọi năm, đặc biệt về buổi tối, lượng khách rất đông. "Hôm qua, có hiện tượng cho thuê quần áo lộn xộn, gây phản cảm trong khu vực hội chính và chúng tôi đã yêu cầu phải thu dọn ngay lập tức. Theo phản ánh của đội ngũ an ninh, vấn đề an ninh trật tự tại lễ hội trong ngày đầu tiên về cơ bản rất tốt"- ông Hùng khẳng định.

Báo Thanh Niên thông tin, năm nay Ban tổ chức hội Lim bố trí 13 khu vực hát quan họ tại sân chính chùa Lim và các ao làng thuộc các thôn xung quanh. Chia sẻ về việc liền anh, liền chị xin tiền du khách, một Trần Văn Thu (quê Quốc Oai, Hà Nội) cho biết:” "Tôi từ Hà Nội xuống đây hát giao lưu với mọi người, thấy liền anh, liền chị hát hay nên tôi tặng họ chút tiền để thuốc nước chứ không thấy có vấn đề gì. Tôi thấy việc tặng tiền này là tự nguyện, việc ban tổ chức cấm là không hợp lý".

Cũng theo Thanh Niên, việc cấm các liền anh, liền chị nhận tiền của du khách đã được quy định từ nhiều năm nay.

Minh Trần (t/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang