Chỉ tiêu xuất khẩu dệt may 2013: Liệu có quá sức?

author 09:43 13/11/2012

(VietQ.vn) - Từng doanh nghiệp trong hệ thống xuất khẩu ngành dệt may phải chủ động tái cấu trúc, chủ động nghiên cứu thị trường. Một tế bào, một đơn vị may sẽ tạo ra một cái tổng thể và trong quá trình đó phải tăng cường sự liên kết,tránh trường hợp chúng ta níu kéo nhau thậm chí tạo ra sự cạnh tranh tiêu cực, làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của doanh nghiệp, cũng như của đất nước trong quá trình xuất khẩu hàng dệt may...

Đó là nhận định của TS. Nguyễn Minh Phong trong cuộc trao đổi với Chất lượng Việt Nam.

Ông có đánh giá như thế nào về mục tiêu xuất khẩu của ngành dệt may trong năm 2013 là từ 20 – 21 tỷ đô la Mỹ? Điều đó thì liệu có quá sức của mình hay không?

Cùng với sự tăng trưởng đầy ấn tượng của xuất khẩu nông sản Việt Nam trong đó gạo là tiêu biểu thì hàng công nghiệp nhẹ của Việt Nam đặc biệt là dệt may cũng là một mặt hàng mà có thể nói là ấn tượng như vậy trong quá trình suốt nhiều thập kỷ qua. Với xu hướng tăng trưởng khá vững chắc và càng ngày càng nổi lên như là một trong những mặt hàng chủ lực, với tinh thần như vậy chúng ta thấy rõ ràng chỉ số từ 20 – 21 tỷ đô la xuất khẩu năm sau thì nó cũng không cao hơn nhiều lắm so với năm nay và năm trước đây. Hơn nữa chúng ta thấy rằng trong năm nay các doanh nghiệp xuất khẩu về hàng dệt may của Việt Nam làm chưa hết công suất, thậm chí có nhiều doanh nghiệp đang lo tìm các hợp đồng, chính vì thế họ có một năng lực rất là tốt miễn là có hợp đồng. Các doanh nghiệp năng nổ cộng với chính phủ hỗ trợ thêm, tìm kiếm được những hợp đồng mới sẽ là một trong những cái đảm bảo hoặc là một trong những cái để khẳng định cái chỉ tiêu tăng xuất khẩu 20 – 21 tỷ đô la Mỹ sẽ không là quá sức.

Thứ hai, Việt Nam là một đất nước đang có khẳng định sự cạnh tranh rất tốt trong ngành dệt may đó là tay nghề của người lao động, đó là năng lực sản xuất của nhà máy cũng như đó là khả năng thiết kế và khả năng tham gia ngày càng tốt hơn, cao hơn vào những chuỗi cung ứng của quy trình gia tăng ngành giá trị dệt may

Hơn nữa Việt Nam đang có một chiến lược xây dựng và phát triển những khu nguyên liệu và phát triễn những khu công nghiệp phụ trợ để hỗ trợ cho ngành may thì tôi tin rằng con số 20 – 21 tỷ sẽ dễ dàng vượt qua.

TS. Nguyễn Minh Phong - Chuyên gia kinh tế

Như vậy theo ông vừa phân tích thì mục tiêu đạt từ 20 – 21 tỷ đô la Mỹ như vậy thì Việt Nam có tiềm năng có thể đạt đươc. Tuy nhiên bên cạnh đó còn rất nhiều khó khăn, vậy theo ông Việt Nam cần có những giải pháp gì để có thể đạt được mục tiêu đó?

Trước hết,  tôi cho rằng cũng như trong nông nghiệp thì việc quy hoạch, phát triển ngành dệt may phải đưa lên hàng đầu và trong kế hoạch đó nó phải bổ sung quy hoạch về khu, quy hoạch phát triển những ngành công nghiệp phụ trợ để bổ sung, bổ trợ cho ngành dệt may. Chúng ta giảm thiểu nhập nguyên liệu từ bên ngoài, giúp gia tăng giá trị sản phẩm.

Doanh nghiệp nên tập trung vào đầu tư phát triển những khâu thiết kế liên quan tới mẫu mã sản phẩm, liên quan tới chất lượng hàng hóa, đầu tư nhiều hơn nữa công sức, tay nghề và hàm lượng chất xám, cuối cùng nên mạnh dạn có sự tìm kiếm thị trường để có những hệ thống phân phối riêng sao cho chúng ta là những người làm nhiều hơn, tham gia nhiều hơn vào những công đoạn từ khâu sản xuất, tránh được hiện nay chúng ta đang ở trên đáy của chuỗi giá trị, ví dụ như một cái áo sơ mi xuất khẩu là 100 đô thì ở Việt Nam khâu lắp ráp chỉ trên dưới 1 hoặc 2 đô, thế còn khâu thiết kế, khâu bán hàng khoảng 40 hoặc 50 đô thì rõ ràng chúng ta đang làm cái công đoạn thấp nhất thì chúng ta hoàn toàn có khả năng thông qua khách hàng, thông qua sự quan tâm của doanh nghiệp, thông qua đội ngũ cộng động người Việt Nam ở nước ngoài và thông qua chính sách khôn ngoan chúng ta sẽ có được một hệ thống phân phối tốt cũng như có được sự tiếp cận thị trường tốt để đáp ứng được thị trường và gia tăng giá trị của mình.

Cuối cùng, từng doanh nghiệp trong hệ thống xuất khẩu ngành dệt may phải chủ động tái cấu trúc, chủ động nghiên cứu thị trường. Một tế bào, một đơn vị may sẽ tạo ra một cái tổng thể và trong quá trình đó phải tăng cường sự liên kết,tránh trường hợp chúng ta níu kéo nhau thậm chí tạo ra sự cạnh tranh tiêu cực, làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của doanh nghiệp, cũng như của đất nước trong quá trình xuất khẩu hàng dệt may.

Xin cảm ơn ông !

Thành Long (lược ghi)
 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang