Cần chuẩn bị gì cho lễ cúng Rằm tháng Chạp sắp đến?

authorLăng Dương 10:29 09/01/2017

(VietQ.vn) - Lễ cúng rằm tháng Chạp được nhân dân ta chuẩn bị vô cùng kĩ lưỡng. Vậy chuẩn bị mâm cúng và bài khấn rằm tháng Chạp như thế nào là đúng nhất?

Sự kiện: Tết Đinh Dậu 2017

Theo truyền thống từ xa xưa, người Việt coi mùng 1 (Âm lịch) là ngày Sóc, còn ngày rằm (ngày 15 âm lịch hàng tháng) là ngày Vọng để tưởng nhớ đến tổ tiên.

Ngày mùng Một (ngày Sóc) là ngày khởi đầu của một tháng mới cầu điều may mắn và thành công.

Ngày rằm (ngày Vọng) có sự thông suốt của mặt trăng và mặt trời tức là trong ngày này thần thánh, tổ tiên thông thương với con người thì con người chỉ cần thật tâm cầu nguyện sẽ dễ dàng gửi được những nguyện cầu hơn. Hơn nữa, lễ cúng trong ngày này còn thể hiện mong muốn con người sáng suốt trong sạch, đẩy lùi những thứ xấu xa trong lòng.

Chuẩn bị gì cho lễ cúng rằm tháng Chạp?

 Lễ cúng rằm tháng Chạp luôn được nhân dân ta coi trọng và chuẩn bị kĩ lưỡng

Rằm tháng Chạp không phải là một ngày rằm đặc biệt trong năm, nhưng đây là ngày rằm cuối cùng, nhiều người dân Việt Nam rất coi trọng ngày này như một ngày tổng kết cho một năm và cũng là bước chuẩn bị trước ngày Tết Nguyên đán cận kề.

Chính vì vậy, việc làm lễ cúng rằm tháng Chạp luôn được mọi người chuẩn bị một cách cẩn thận, chỉn chu và tươm tất nhất. Đó là tâm lý chung của các gia đình để bày tỏ lòng thành tâm của mình trước khi kết thúc một năm.

Mâm cỗ cúng rằm tháng Chạp

Các gia chủ nên chuẩn bị những thứ sau đây:

Lễ chay: hương, hoa tươi, hoa quả tươi, trầu cau, nước sạch, nến.

Chuẩn bị gì cho lễ cúng rằm tháng Chạp?

 Lễ cúng rằm tháng Chạp cỗ chay luôn cần có hoa quả tươi 

Lễ mặn: Thịt gà luộc, xôi (hoặc bánh chưng), khoanh giò/chả, các món mặn khác và rượu. Hiện nay, nếu không cúng rằm tháng Chạp bánh chưng, người dân thường cúng bằng xôi gấc với quan niệm màu đỏ của xôi gấc mang lại may mắn cho các gia đình.

Chuẩn bị gì cho lễ cúng rằm tháng Chạp?
 
Chuẩn bị gì cho lễ cúng rằm tháng Chạp?

Xôi, giò chả là những món ăn không thể thiếu trong lễ cúng rằm tháng Chạp cỗ mặn 

Bài cúng rằm tháng Chạp

Trước khi cũng gia tiên, các gia chủ phải cúng ông Công trước.

Bài cúng thổ công và các vị thần

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Thần Quân

Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần

Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần

Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là: ……………………………

Ngụ tại: ………………………………

Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

Chuẩn bị gì cho lễ cúng rằm tháng Chạp?

 Bài cúng rằm tháng Chạp gồm phần cúng ông Công và phần cúng gia tiên

Tiếp theo gia chủ cần phải cúng gia tiên trong lễ cúng rằm tháng Chạp

Bài cúng gia tiên

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.

Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ (chúng) con là: ……….........

Ngụ tại: ………………….................

Hôm nay là ngày ….. gặp tiết ..... (ngày rằm, mồng một), tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ …......, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

Trên đây là những thứ cần chuẩn bị cho lễ cúng rằm tháng Chạp. Các gia chủ nên chuẩn bị đồ cúng tươi ngon nhất, học thuộc bài cúng (nếu không có thể chép bài cúng ra giấy) để khi làm lễ cúng được trôi chảy. Những điều này sẽ mang lại nhiều may mắn cho gia chủ.

 

Những món ăn dân dã nhưng ý nghĩa trở thành quà biếu Tết(VietQ.vn) - Thay vì tốn tiền vào những đồ hàng ngoại xa xỉ, những món ăn dân dã dưới đây là gợi ý dành cho bạn để làm quà biếu Tết.

Lăng Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang