Công an, phóng viên trẻ và chuyện "mua bán" vỉa hè
Cấp trên cho phép, cấp dưới làm ngơ
Theo Quyết định 46/2009 của UBND TP Hà Nội, các quận, huyện có trách nhiệm lập quy hoạch các khu, tuyến đường, phần vỉa hè đường bộ, ngõ hẻm cho phép sử dụng tạm thời để tổ chức hoạt động bán hàng rong nhưng không được cản trở giao thông và không ảnh hưởng đến phần vỉa hè dành cho người đi bộ; phối hợp với Sở Giao thông Vận tải, Công an TP trình UBND TP phê duyệt các địa điểm cho phép bánh hàng rong tạm thời.
Có nhiều tuyến phố cấm bán hàng rong nhưng không có phố cho phép bán hàng rong?. Ảnh: Minh Thùy |
Bên cạnh đó, chính quyền địa phương phải thông báo công khai, rộng rãi các khu vực, tuyến đường, địa điểm cấm hoặc cho phép người bán hàng rong được thực hiện các hoạt động thương mại, thông qua các phương tiện như đài phát thanh phường, xã…
Nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi, sau hơn 3 năm ban hành Quyết định đó, trên địa bàn Thủ đô, không hề có một tuyến đường nào cho phép người dân nghèo được bán hàng rong.
Lý giải về việc này, một cán bộ công an phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội cho hay, nếu cho phép bán hàng rong vỉa hè thì nhiều thành phần “xã hội đen” sẽ lợi dụng, tạo thành các tụ điểm tụ tập các thành phần “bất hảo”. Mặt khác, có thể sẽ kéo theo hiện tượng dân “xã hội đen” chiếm hết vỉa hè, sau đó “bán suất” chỗ ngồi cho người nghèo có nhu cầu kinh doanh…
“Nhưng việc xác minh ai được bán, quản lý vỉa hè là của công an. Chẳng nhẽ vì lẽ đó mà không làm, để những người bán hàng rong nhưng chúng tôi luôn luôn bị xua đuổi” – chị Phan Thị Mơ, 52 tuổi, quê Nam Định, bán hoa quả rong trên địa bàn quận Cầu Giấy nhận xét.
Đề tài “ăn nhanh” của phóng viên trẻ
Đoạn đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy (gần ĐH Sư phạm Hà Nội) là nơi buổi chiều tối thường xuyên có nhiều người bán hàng rong kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng. Đa số họ là những người nghèo từ các “tỉnh lẻ”, sinh viên làm thêm…
Phần diện tích đường ở đây cũng khá rộng nên người đi bộ vẫn có thể đi lại, qua các điểm bán hàng rong.
Nhưng trên báo chí, đây cũng là địa điểm được các phóng viên trẻ, mới ra trường lựa chọn làm đề tài viết bài.
Chưa có mối quan hệ với các bộ ngành, chưa cập nhật những thông tin thực tế về kinh tế vĩ mô, mảng đề tài dân sinh lại được các báo chú trọng khi mà xu hướng “salon” đang xuất hiện ở nhiều tòa soạn…nên một vài ảnh chụp người bán hàng rong, cùng với những ghi nhận về lợi nhuận của họ trong những ngày có nhiều khách…là có thể thành bài viết và được đăng báo.
Nhưng nhiều người chưa biết hệ quả của việc đó ra sao?
Theo tìm hiểu của chúng tôi, Công an TP Hà Nội có một bộ phận thường xuyên theo dõi các thông tin trên các báo để kịp thời phản ánh với cấp trên những việc liên quan đến ngành mình. Nên nhiều bài viết về lấn chiếm vỉa hè sẽ được chuyển đến công an cấp cơ sở.
Và sau những bài viết như vậy của các phóng viên trẻ, người ta thường thấy cảnh nhiều người bán hàng rong phải nháo nhác “chạy công an”, bị dân phòng thu giữ, thậm chí giằng giật các phương tiện kinh doanh…
Người nghèo và "đại gia" bán bánh Trung thu
"Câu chuyện vỉa hè" bắt đầu xuất hiện những tình tiết mới, khi Chất lượng Việt Nam là cơ quan báo chí đầu tiên nêu lên hiện tượng các “đại gia bánh kẹo” sử dụng những phần đất này để bán bánh Trung thu, trong sự “làm ngơ” của các lực lượng chức năng.
Thu Hương Bakery bán hàng ngang nhiên ở vỉa hà đường Phan Đình Phùng, Hà Nội. |
Cũng tại khu vực Xuân Thủy, nơi công an rất nhiệt tình giải tán những người bán rong, lại “mọc lên” nhiều quầy bán bánh, ngang nhiên kinh doanh. Còn ở trước cửa ĐH Thương Mại (đường Mai Dịch), thậm chí, nhiều quầy bánh Trung thu còn chiếm cả chỗ của người bán hàng rong đã kinh doanh từ trước.
Tại phường Quán Thánh (quận Ba Đình, Hà Nội), có cán bộ công an trả lời về việc chiếm vỉa hè của Thu Hương Bakery là do "phường Quán Thánh cấp giấy phép". Nhưng cán bộ đô thị của phường cho chúng tôi biết, họ không hề cấp phép mà còn yêu cầu công an phải xử lý các điểm kinh doanh này...
Vậy đâu là nguyên nhân của việc thờ ơ?
Câu hỏi không khó để tìm lời đáp nhưng vẫn thấy ngậm ngùi cho những tấm vai gầy phải gánh những thúng hàng đi khắp nẻo thị thành để kiếm sống.
Thế nên, trong quá trình tác nghiệp, PV Chất lượng Việt
Hy vọng, sắp tới, UBND TP Hà Nội sẽ cùng các cấp dưới công khai các điểm được kinh doanh hàng rong, quản lý các thành phần và hoạt động của nơi này…để người nghèo có chỗ kiếm sống, để người dân được mua hàng giá phải chăng, và để ít đi những cảnh phản cảm giằng giật, xua đuổi mà không ai muốn thực hiện.
Chính Nghĩa