Đáp án đề thi thử môn Văn thi THPT Quốc gia 2017 của trường tại Hà Nội

author 07:22 13/06/2017

(VietQ.vn) - Đáp án đề thi thử môn Văn kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 của Trường THPT Đa Phúc – Hà Nội. Gợi ý giải đáp án đề thi thử môn Văn kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 chính xác nhất.

Năm nay, môn Văn thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài 120 phút. Đề thi gồm 6 câu theo đúng cấu trúc đề thi THPT Quốc Gia môn Văn Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thích hợp cho sĩ tử luyện đề trước khi bước vào kỳ thật thật trong tháng 6 năm 2017 tới đây.

Xem thêm: Đáp án đề thi môn Văn kỳ thi THPT quốc gia 2017

 Đề thi thử môn Văn kỳ thi THPT Quốc gia của Trường THPT Đa Phúc – Hà Nội. Ảnh: Dethithu.net

 Đề thi thử môn Văn kỳ thi THPT Quốc gia của Trường THPT Đa Phúc – Hà Nội. Ảnh: Dethithu.net

 Đáp án đề thi thử môn Văn kỳ thi THPT Quốc gia của Trường THPT Đa Phúc – Hà Nội:

Đáp án đề đề thi thử môn Văn kỳ thi THPT Quốc gia của Trường THPT Đa Phúc – Hà Nội. Ảnh: Dethithu.net
Đáp án đề đề thi thử môn Văn kỳ thi THPT Quốc gia của Trường THPT Đa Phúc – Hà Nội. Ảnh: Dethithu.net
Đáp án đề đề thi thử môn Văn kỳ thi THPT Quốc gia của Trường THPT Đa Phúc – Hà Nội. Ảnh: Dethithu.net
Đáp án đề đề thi thử môn Văn kỳ thi THPT Quốc gia của Trường THPT Đa Phúc – Hà Nội. Ảnh: Dethithu.net

Lịch thi THPT Quốc gia 2017

Kỳ thi THPT Quốc gia sẽ diễn ra trong tháng 6. Thời gian từ 22/06 đến 24/06.

Năm nay, Bộ Giáo duc và Đào tạo tổ chức thi 5 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập là: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 2 bài thi tổ hợp là Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học); Khoa học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình Giáo dục THPT; tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí đối với thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT.

 Lịch thi THPT Quốc gia năm 2017

 Lịch thi THPT Quốc gia năm 2017

Để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh học chương trình Giáo dục THPT phải dự thi 4 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp; thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT phải dự thi 3 bài thi, gồm 2 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn và 1 bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp.

Thí sinh được chọn dự thi cả 2 bài thi tổ hợp, điểm bài thi tổ hợp nào cao hơn sẽ được chọn để tính điểm xét công nhận tốt nghiệp THPT; thí sinh giáo dục thường xuyên có thể chọn dự thi cả bài thi Ngoại ngữ, điểm bài thi này để xét tuyển sinh ĐH, CĐ, không dùng để tính điểm xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Để xét tuyển sinh ĐH, CĐ, thí sinh đã tốt nghiệp THPT phải dự thi các bài thi độc lập, bài thi tổ hợp hoặc các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp, phù hợp với tổ hợp bài thi, môn thi xét tuyển vào ngành, nhóm ngành theo quy định của trường ĐH, CĐ.

Cách ôn thi môn Văn trong giai đoạn nước rút

Cô Trịnh Thanh Bình, giáo viên môn Ngữ văn (Trường THPT Điềm Thụy, Thái Nguyên) cho biết, trong giai đoạn "nước rút" này, muốn được điểm cao môn Văn, các em học sinh không thể học lan man, dàn trải mà cần tập trung những vấn đề chính.

“Các em cần hệ thống lại toàn bộ kiến thức theo 3 phần như yêu cầu của đề thi: Phần đọc hiểu, phần nghị luận xã hội, phần nghị luận văn học. Điều này giúp các em có cái nhìn khái quát hơn về toàn bộ kiến thức và dễ nhớ hơn khi bước vào phòng thi”, cô Thanh Bình chia sẻ.

Với đề thi phần đọc hiểu, các em học sinh cần chú ý đến các phương thức biểu đạt, các hình thức liên kết, chủ đề, thể thơ, các phép tu từ hay phong cách ngôn ngữ, các thao tác lập luận, đại ý và nội dung chính của văn bản, thành phần của câu...

Trong phần làm văn nghị luận các em phải nắm rõ cách viết một bài nghị luận. Với đề bài nghị luận về một tư tưởng đạo lý thì học sinh lưu ý làm theo 4 bước sau: Giải thích vấn đề bài nêu, phân tích tư tưởng đạo lý, bình luận về đạo lý, bài học rút ra từ đạo lý này để áp dụng trong cuộc sống.

Với đề bài nghị luận về một hiện tượng đời sống thì cần chú ý những điểm sau: Ngay khi mở bài cần nêu bật hiện tượng này đang phổ biến trong đời sống hay không, vào phần thân bài cần nêu được biểu hiện của hiện tượng, sau đó đến nguyên nhân, hậu quả, giải pháp để giải quyết hiện tượng trên.

Theo như đề thi minh họa môn Ngữ văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì một bài văn giới hạn trong 200 từ. Chính vì vậy, khi tập làm ở nhà các em cần căn xem mình thường viết bao nhiêu từ một dòng và 200 từ là khoảng bao nhiêu dòng để khi làm bài căn cho chuẩn. Tránh viết quá dài bị lan man hoặc quá ngắn có thể dẫn đến bị cụt, thiếu ý.

Cô Thanh Bình cho biết thêm, trước khi làm bài nghị luận các em cần chú ý lập dàn ý sơ lược cho bài như viết những gì, mấy luận điểm, ví dụ ra sao... để bài viết đủ ý và mạch lạc.

Chú ý các chủ đề của nghị luận xã hội thường gặp như: Nghị lực sống, tình yêu thương, học tập, môi trường, an toàn giao thông, an toàn thực phẩm, đạo đức và lối sống, biển đảo, vấn đề xã hội đang diễn ra được nhiều người quan tâm...

Về phần tác phẩm văn học, các em nên hệ thống lại hệ toàn bộ các tác phẩm thơ, tác phẩm văn xuôi, văn bản nghị luận được học trong chương trình lớp 12. Trước khi làm bài luôn lập dàn ý chi tiết để bài viết đúng hướng và đầy đủ. Các em cần chú ý đến tiểu sử, sự nghiệp sáng tác và phong cách nghệ thuật của tác giả. Còn phần tác phẩm cần chú ý đến hoàn cảnh ra đời, chủ đề, tư tưởng xuyên suốt tác phẩm.

Với các tác phẩm thơ, cô Thanh Bình cũng lưu ý các bạn học sinh cần chú ý đến các biện pháp nghệ thuật tác giả sử dụng trong bài. Nếu muốn được điểm cao thì các bạn nên lấy thêm các áng thơ cùng chủ đề để so sánh và làm nổi bật ý thơ của tác giả.

Với các tác phẩm văn xuôi cần đặc biệt chú ý đến việc tóm tắt tác phẩm để nhớ được hệ thống nhân vật, cốt truyện và những chi tiết quan trọng. Có 3 cách tóm tắt tác phẩm văn xuôi là tóm tắt theo nhân vật, theo cốt truyện, theo giá trị của tác phẩm.

Đáp án đề thi thử môn Giáo dục công dân THPT Quốc gia 2017(VietQ.vn) - Đáp án đề thi thử môn Giáo dục công dân kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 của Sở GD&ĐT Hà Tĩnh. Gợi ý giải đáp án đề thi thử môn Giáo dục công dân kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 chính xác nhất.

Còn với văn bản nghị luận thì các em chỉ cần đọc và nhớ các luận điểm, luận cứ, luận chứng là có thể phát triển thành một bài văn hay, đủ ý.

"Năm nay theo quy định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thời gian thi môn Ngữ văn rút ngắn còn 120 phút thay vì 180 phút như những năm trước. Chính vì vậy, học sinh cần phân bổ thời gian làm bài cho hợp lý, không để bỏ sót câu nào. Các em nên phân bố thời gian chính xác cho 3 câu hỏi, vì mỗi câu hỏi đều đã có thang điểm, mình chia theo dung lượng điểm cho hợp lí về mặt thời gian. Nói như vậy cũng không có nghĩa là mình quá máy móc, bởi lẽ có câu mình hiểu bài thì sẽ làm nhanh hơn, nên linh động thời gian khi làm bài thi”, cô Thanh Bình chia sẻ thêm.

Ánh Ngân (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang