Điểm mặt những rào cản khiến DN gặp khó trong nâng cao năng suất

author 17:05 09/05/2017

(VietQ.vn) - Chuyên gia tư vấn Cao Hoàng Long cho biết, có hàng ngàn doanh nghiệp được Viện Năng suất Việt Nam (VNPI) đào tạo và hỗ trợ áp dụng các hệ thống quản lý và công cụ nâng cao năng suất chất lượng.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Thế nhưng, không phải tất cả trong số các doanh nghiệp được tiếp cận các công cụ cải tiến và áp dụng hệ thống quản lý đều thành công. Theo chuyên gia Cao Hoàng Long, nhiều bài học thành công và cũng có những bài học thất bại mà các doanh nghiệp cần phải đối diện.

Ông Cao Hoàng Long - Chuyên gia tư vấn Viện Năng suất Việt Nam

Điểm mặt những khó khăn

Khi bắt tay áp dụng bất kỳ hệ thống quản lý hay công cụ cải tiến năng suất, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ bối cảnh của doanh nghiệp mình và hiểu rõ về những lợi ích mà từng hệ thống quản lý hay công cụ cải tiến có thể mang lại cho doanh nghiệp. Nếu không rõ doanh nghiệp mạnh hay yếu ở những khu vực nào hay doanh nghiệp thực sự khó khăn về vấn đề gì thì việc áp dụng bất kỳ hệ thống quản lý hay công cụ sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn.

Thực tế cho thấy, không ít doanh nghiệp đã gặp thất bại ngay từ đầu. Theo chuyên gia tư vấn Cao Hoàng Long, đó chính là mục tiêu của doanh nghiệp không rõ ràng hoặc nếu có thì đó là mục tiêu sai lầm. Cụ thể:

Nhận thức của Lãnh đạo về hệ thống quản lý: Lãnh đạo quyết định áp dụng hệ thống quản lý chỉ với mục đích có chứng chỉ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng hoặc yêu cầu của bài thầu nào đó; Lãnh đạo cam kết nửa vời, lúc đầu rất quyết tâm, sau đó, trong quá trình áp dụng không dành đủ nguồn lực và thời gian cần thiết do phải tập trung lo “cơm áo gạo tiền”, thiếu cơ chế chính sách để khuyến khích người lao động…

Ý thức của đội ngũ nhân viên (cả nhân viên quản lý) trong quá trình áp dụng: Họ thực hiện các yêu cầu với tính chất đối phó, làm cho xong việc chứ không quan tâm đến chuyện làm sao để thực hiện công việc tốt hơn, hiệu quả hơn…

Còn ít doanh nghiệp quan tâm và đầu tư cho việc đào tạo, huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ hay cung cấp kiến thức về quản lý cho nhân viên. Họ cho rằng việc đào tạo như vậy chỉ làm tăng chi phí hoạt động, ít mang lại hiệu quả…điều này được chứng minh qua nhiệm vụ “đánh giá thực trạng năng suất lao động thông qua khảo sát và điều tra 2000 doanh nghiệp của 7 ngành kinh tế” do VNPI thực hiện. Chỉ có khoảng 34% doanh nghiệp quan tâm tới việc đào tạo và đào tạo lại cho CBCNV.

Doanh nghiệp thiếu sự quan tâm đầu tư cho các dự án nghiên cứu, phát triển và cải tiến năng suất và đổi mới công nghệ, một phần do chưa nhận thức được sự cần thiết của việc đầu tư cho các hoạt động này, một phần do sự hạn chế về nguồn lực, doanh nghiệp quy mô nhỏ không có năng lực cho phát triển khoa học và công nghệ nên phải loay hoay trong bài toán công nghệ giá rẻ, bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng đang còn thiếu một tầm nhìn chiến lược dài hạn về phát triển. (Chỉ khoảng 10% doanh nghiệp có đầu tư cho hoạt động KH&CN).

 Việc áp dụng công cụ nâng cao năng suất Lean được áp dụng thành công ở nhiều doanh nghiệp dệt may

Điểm sáng trong ứng dụng công cụ cải tiến Lean

Trong thời gian qua, đặc biệt từ khi có chương trình 712, VNPI đã cung cấp rất nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng. Bao gồm cả các hệ thống theo tiêu chuẩn như ISO 9000, ISO 22000, ISO 14000, ISO 50000…và phi tiêu chuẩn như Lean, TPM, KPIs, 5S….và các giải pháp tích hợp các hệ thống quản lý và công cụ cải tiến năng suất chất lượng.

Dưới góc độ của doanh nghiệp thông qua những phản hồi ghi nhận được, những giải pháp mang lại hiệu quả thực sự ấn tượng đối với doanh nghiệp có thể nói là: Lean và các công cụ của Lean và chương trình thực hành tốt 5S.

Ngoại trừ những doanh nghiệp áp dụng Lean, mà chủ yếu trong ngành may mặc, có thể thống kê và tính toán được sự thay đổi các chỉ tiêu năng suất. Hay việc áp dụng 5S cho thấy hình ảnh doanh nghiệp và ý thức người lao động tốt hơn. Còn hiệu quả của các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn là điều khó lượng hóa được. Hiện nay còn rất doanh nghiệp đang áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000 ở Việt Nam theo kiểu phong trào,phục vụ cho mục đích “đánh bóng thương hiệu”. Những doanh nghiệp này không áp dụng ISO 9000 một cách thực chất nên không những không gặt hái được thành công mà còn tốn kém, lãng phí.

Trong thời gian qua, VNPI thông qua chương trình 712 đã hướng dẫn áp dụng Lean cho rất nhiều doanh nghiệp trong ngành may mặc như: Tổng Công ty may Đức Giang, Công ty may Nam Hà… năng suất đã tăng bình quân khoảng 15 – 20%. Hay việc triển khai chương trình thực hành tốt 5S trong các doanh nghiệp ngành điện như Tổng Công ty Điện lực Miền bắc – NPC, sau khi thực hiện ở các Công ty Điện lực ở địa phương, một số cơ quan hành chính ở địa phương đã đến học hỏi cách làm để về áp dụng tại cơ quan...

Theo chuyên gia Cao Hoàng Long, hầu hết các doanh nghiệp áp dụng Lean và 5S đều có phản hồi là năng suất lao động và hình ảnh doanh nghiệp được cải thiện và quan trọng nhất là ý thức của người lao động được nâng lên rõ rệt.

Năng suất chất lượng chính là chìa khóa để phát triển doanh nghiệp(VietQ.vn) - Đó là nhận định của PGS.TS Phạm Hồng – Hội Khoa học Kĩ thuật Hà Nội. Bên cạnh đó PGS.TS còn nhấn mạnh, Năng suất chất lượng được nâng cao trong doanh nghiệp sẽ đóng vai trò lớn thúc đẩy sự phát triển.

Bảo Anh

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang