Điều gì đã xảy ra ở Biển Bắc cực trong tháng 9?

author 06:15 17/09/2016

(VietQ.vn) - Mới đây, NASA và NSIDC Mỹ phát hiện hiện tượng thiên nhiên kì lạ xảy ra trên Biển Bắc Cực trong nhiều năm qua.

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Trung tâm Khoa học Không Gian NASA được sự hỗ trợ của Trung Tâm Dữ Liệu Băng và Tuyết Quốc Gia (NSIDC ) tại Đại Học Colorado ở Boulder Hoa Kỳ mới đây đã ra thông báo: Băng tại Biển Bắc Cực đang có xu hướng lan rộng nhất vào ngày 10/9/2016.

Trước đó, vào năm 2007, diện tích băng tại Biển Bắc Cực cũng đã đạt mức cao nhất tới 1.60 triệu diện tích m2 (4.14 triệu km). Và tới năm 2016, diện tích băng tại đây đã đạt mức cao thứ 2 trong lịch sử với 911,000m. Kể từ khi vệ tinh bắt đầu theo dõi băng trên Biển Bắc cực vào năm 1978, các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy 1 sự suy giảm nghiêm trọng so với mức trung bình của cả năm trên vùng biển Bắc Cực.

Hiện tượng thiên nhiên xảy ra trên vùng Biển Bắc Cực  

Theo sự phát hiện này, trái đất quay chậm lại vì thời gian trên vùng Biển Bắc cực tăng lên từ ngày 24/3/2016 tới 10/9/2016, khi mực nước biển Bắc Cực hạ xuống mức tổi thiểu theo hàng năm. Chính vì thế, năm 2016 diện tích băng tại biển có xu hướng tăng mạnh, phá kỷ lục trong lịch sử.

Vào mùa hè 2016, tại Biển Bắc Cực băng tan ít hơn điều đó thể hiện mực nước cao, nhưng tiến tới ngày 10/9 diện tích băng tan đạt ngưỡng cao nhất với 911,000 m2 dưới mức trung bình trong gai đoạn 1981-2010.

Các lớp băng của Bắc Băng Dương và vùng biển xung quanh giúp điều chỉnh nhiệt độ của hành tinh, ảnh hưởng đến sự lưu thông của bầu khí quyển và đại dương, đồng thời tác động tới Bắc Cực và các hệ sinh thái. Mỗi năm, băng tại Biển Bắc Cực bị co lại trong suốt mùa xuân và mùa hè. Và khi mùa đông và thu đến thì băng tại Biển Băng lại tái sinh, lúc này mặt trời xuống dưới đường chân trời ở Bắc Cực càng tạo thuận lợi cho băng lan rộng khắp Bắc Cực. 

Hiện tượng thiên nhiên kì lạ nhất trong 60 năm đã xảy ra (VietQ.vn) - Mới đây, các nhà khoa học vừa khám phá ra một hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ mà ít ai biết tới một mô hình gió trên tầng bình lưu đã thay đổi.

Trong mùa hè này, các nhà khoa học ngạc nhiên với tốc độ thay đổi độ tan chảy băng tại Biển Bắc Cực. 

Tốc độ băng tan trong mùa hè đạt mức thấp kỷ lục trong tháng 3 và tới tháng 5 thì nó biến mất. Nhưng trong tháng sáu và tháng bảy, khi áp suất khí quyển xuống thấp và bầu trời có nhiều mây thì băng tan chậm lại. Sau đó, nó gặp hai cơn bão lớn đi qua lưu vực Bắc Cực trong tháng Tám, khiến băng lại tan nhanh "đột ngột" vào tháng 9.

Meier, nhà khoa học thuộc lĩnh vực băng tuyết ở biển tại NASA cũng nói rằng: Điều đáng chú ý là diện tích tối thiểu của băng  trong năm nay sẽ kết thúc tại lần thứ 2 thấp nhất. Tháng 6 và 7 là 2 tháng chủ yếu làm băng tan vì đó là khi nó được chiếu sáng 24 giờ. Nhưng năm nay 2 tháng này lại có sự hoán đổi so với những năm trước.  

Meier cũng cho biết thêm rằng: Nhưng trong tháng Tám, khi có hai cơn bão rất mạnh vượt qua Bắc Băng Dương dọc theo bờ biển Siberia. 2 cơn bão lớn này không có nhiều tác động ngay lập tức trên biển như các cơn bão lớn năm 2012. Thế nhưng vào cuối tháng Tám và đầu tháng đã xuất hiện  hiện tượng băng mất nhanh ở các vùng biển Chukchi và Beaufort mà có thể là do mức ảnh hưởng chậm từ những cơn bão.

Meier cũng nói rằng: 2 thập thập kỷ trước đây mùa băng tan xuất hiện giữa tháng Tám, khi mặt trời bắt đầu mọc ở Bắc Cực.

Lớp băng của biển Bắc Cực đã không tồn tại với một  tình trạng tốt trong những tháng khác nhau của năm. Một nghiên cứu gần đây đã công bố rằng:  Bảng xếp hạng 37 năm về diện tích băng hàng tháng ở Bắc Cực và Nam Cực cho thấy: Hiện chưa có khoảng diện tích băng cao kỷ lục nào trong biển Bắc Cực kể từ năm 1986. Trong khoảng thời gian đó đã có 75 kỹ lục mới nhưng ở mức thấp. Điều đó không thể hiện rằng, trong tháng 9 băng không tăng trở lại thậm chí ở giữa mùa đông. 

Lê Xinh (theo Nasa)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang